Việc chuyển, giao nhận biên bản, tài liệu; thống kê, đóng dấu và đánh số bút lục hồ sơ vụ án trong giai đoạn điều tra, truy tố được quy định ra sao?

Việc chuyển, giao nhận biên bản, tài liệu; thống kê, đóng dấu và đánh số bút lục hồ sơ vụ án trong giai đoạn điều tra, truy tố được quy định ra sao? Tiếp nhận hồ sơ vụ án, bản kết luận điều tra và thụ lý vụ án được quy định như thế nào?Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế được thực hiện như thế nào?

Việc chuyển, giao nhận biên bản, tài liệu; thống kê, đóng dấu và đánh số trong giai đoạn điều tra, truy tố được quy định ra sao?

Tại Điều 66 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về theo quy định, chuyển, giao nhận biên bản, tài liệu; thống kê, đóng dấu và đánh số bút lục hồ sơ vụ án trong giai đoạn điều tra, truy tố được quy định như sau:

1. Kiểm sát viên phải có trách nhiệm và thường xuyên đôn đốc Điều tra viên thực hiện nghiêm túc việc chuyển, giao, nhận biên bản, tài liệu về hoạt động điều tra theo khoản 5 Điều 88, Điều 133 Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 34 và Điều 35 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19/10/2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Trong giai đoạn điều tra, khi Cơ quan có thẩm quyền điều tra chuyển biên bản, tài liệu để Viện kiểm sát kiểm sát, Kiểm sát viên phải đóng dấu bút lục của Viện kiểm sát vào góc dưới bên phải của từng trang biên bản, tài liệu, ghi rõ ngày nhận biên bản, tài liệu và lập biên bản cho từng lần giao nhận biên bản, tài liệu với Điều tra viên (có thống kê tài liệu, biên bản kèm theo).
Trong trường hợp biên bản, tài liệu do Kiểm sát viên thu thập trong quá trình điều tra thì ngay sau khi thu thập biên bản, tài liệu Kiểm sát viên phải chuyển cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án và sao lưu hồ sơ kiểm sát; trước khi chuyển cho Cơ quan điều tra phải đóng dấu bút lục của Viện kiểm sát vào góc dưới bên phải của từng trang biên bản, tài liệu. Việc giao nhận biên bản, tài liệu với Điều tra viên phải lập biên bản và lưu trong hồ sơ vụ án, hồ sơ kiểm sát.
3. Trong giai đoạn truy tố, biên bản, tài liệu do Kiểm sát viên thu thập phải được đưa vào hồ sơ vụ án, đóng dấu bút lục ở góc trên bên phải của từng trang biên bản, tài liệu và đánh số thứ tự tiếp theo số bút lục trong hồ sơ vụ án; không được thay đổi thứ tự bút lục trong hồ sơ vụ án. Trường hợp có sự nhầm lẫn hoặc tẩy xóa số bút lục thì phải có bảng tổng hợp, ký xác nhận của Kiểm sát viên, kèm theo báo cáo giải trình lý do nhầm lẫn, tẩy xóa; bảng tổng hợp và báo cáo giải trình của Kiểm sát viên phải được đưa vào hồ sơ vụ án.

Với quy định này thì kiểm sát viên phải có trách nhiệm và thường xuyên đôn đốc Điều tra viên thực hiện nghiêm túc việc chuyển, giao, nhận biên bản, tài liệu về hoạt động điều tra; trong giai đoạn điều tra, khi Cơ quan có thẩm quyền điều tra chuyển biên bản, tài liệu để Viện kiểm sát kiểm sát, Kiểm sát viên phải đóng dấu bút lục của Viện kiểm sát vào góc dưới bên phải của từng trang biên bản, tài liệu, ghi rõ ngày nhận biên bản, tài liệu và lập biên bản cho từng lần giao nhận biên bản, tài liệu với Điều tra viên; trong giai đoạn truy tố, biên bản, tài liệu do Kiểm sát viên thu thập phải được đưa vào hồ sơ vụ án, đóng dấu bút lục ở góc trên bên phải của từng trang biên bản, tài liệu và đánh số thứ tự tiếp theo số bút lục trong hồ sơ vụ án; không được thay đổi thứ tự bút lục trong hồ sơ vụ án. Khi có sự nhầm lẫn hoặc tẩy xóa số bút lục thì phải có bảng tổng hợp, ký xác nhận của Kiểm sát viên, kèm theo báo cáo giải trình lý do nhầm lẫn, tẩy xóa; bảng tổng hợp và báo cáo giải trình của Kiểm sát viên phải được đưa vào hồ sơ vụ án.

Việc chuyển, giao nhận biên bản, tài liệu; thống kê, đóng dấu và đánh số bút lục hồ sơ vụ án trong giai đoạn điều tra, truy tố được quy định ra sao? (Hình từ Internet)

Tiếp nhận hồ sơ vụ án, bản kết luận điều tra và thụ lý vụ án được quy định như thế nào?

Tại Điều 67 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về tiếp nhận hồ sơ vụ án, bản kết luận điều tra và thụ lý vụ án được quy định như sau:

Khi nhận được bản kết luận điều tra đề nghị truy tố và hồ sơ vụ án kèm theo vật chứng (nếu có) do Cơ quan có thẩm quyền điều tra chuyển đến, người nhận hồ sơ phải đối chiếu bảng kê tài liệu, vật chứng với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và vật chứng (nếu có); kiểm tra việc giao bản kết luận điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can theo quy định tại Điều 238 Bộ luật Tố tụng hình sự và xử lý như sau:
1. Nếu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và vật chứng (nếu có) chưa đầy đủ so với bảng kê tài liệu của Cơ quan có thẩm quyền điều tra hoặc bản kết luận điều tra chưa được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì chưa nhận hồ sơ vụ án và yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra bổ sung tài liệu, vật chứng; yêu cầu giao bản kết luận điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can;
2. Nếu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và vật chứng (nếu có) đủ so với bảng kê tài liệu của Cơ quan có thẩm quyền điều tra và bản kết luận điều tra đã được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì ký nhận và vào sổ thụ lý hồ sơ vụ án, ghi ngày nhận hồ sơ vào góc trên bên trái bìa hồ sơ và báo cáo ngay với lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện để chuyển hồ sơ vụ án cho Kiểm sát viên được phân công thụ lý giải quyết vụ án. Việc giao, nhận hồ sơ giữa người nhận hồ sơ với Kiểm sát viên phải ký xác nhận trong sổ thụ lý hồ sơ vụ án.

Khi nhận được bản kết luận điều tra đề nghị truy tố và hồ sơ vụ án kèm theo vật chứng do Cơ quan có thẩm quyền điều tra chuyển đến, người nhận hồ sơ phải đối chiếu bảng kê tài liệu, vật chứng với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và vật chứng; kiểm tra việc giao bản kết luận điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can và nếu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và vật chứng (nếu có) chưa đầy đủ so với bảng kê tài liệu của Cơ quan có thẩm quyền điều tra hoặc bản kết luận điều tra chưa được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì chưa nhận hồ sơ vụ án và yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra bổ sung tài liệu, vật chứng; yêu cầu giao bản kết luận điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can; nếu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và vật chứng (nếu có) đủ thì ký nhận và vào sổ thụ lý hồ sơ vụ án, ghi ngày nhận hồ sơ vào góc trên bên trái bìa hồ sơ và báo cáo ngay với lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện để chuyển hồ sơ vụ án cho Kiểm sát viên được phân công thụ lý giải quyết vụ án. Việc giao, nhận hồ sơ giữa người nhận hồ sơ với Kiểm sát viên phải ký xác nhận trong sổ thụ lý hồ sơ vụ án.

Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế được thực hiện như thế nào?

Tại Điều 68 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế như sau:

1. Sau khi thụ lý hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên kiểm tra ngay các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đang áp dụng và báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét, quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
2. Việc quyết định áp dụng, thay đổi biện pháp tạm giam cần lưu ý như sau:
a) Nếu thời hạn tạm giam để điều tra theo lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra hoặc theo quyết định gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát vẫn còn mà bằng hoặc dài hơn thời hạn quyết định việc truy tố quy định tại khoản 1 Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự đối với tội phạm đang xem xét quyết định việc truy tố và xét thấy cần thiết phải tiếp tục tạm giam bị can trong giai đoạn truy tố thì Viện kiểm sát không phải ra lệnh tạm giam mới;
b) Nếu thời hạn tạm giam để điều tra theo lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra hoặc theo quyết định gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát vẫn còn, nhưng không đủ để hoàn thành việc truy tố thì trước khi hết thời hạn tạm giam ít nhất 05 ngày, Kiểm sát viên phải báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét, ra lệnh tạm giam mới; thời hạn tạm giam còn lại và thời hạn tạm giam mới không vượt quá thời hạn quyết định việc truy tố quy định tại khoản 1 Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự đối với tội phạm đang xem xét quyết định việc truy tố. Sau khi ra lệnh tạm giam mới, Viện kiểm sát giao ngay lệnh tạm giam cho bị can, cơ sở giam giữ nơi bị can đang bị tạm giam.
3. Trong thời hạn truy tố, nếu xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên phải báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét áp dụng hoặc hủy bỏ biện pháp cưỡng chế theo quy định tại các điều 126, 127, 128, 129 và 130 Bộ luật Tố tụng hình sự, cụ thể:
a) Khi gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố mà thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm của bị can đã hết thì Viện kiểm sát ra lệnh, quyết định mới. Thời hạn áp dụng các lệnh, quyết định mới của Viện kiểm sát đối với bị can không quá thời hạn gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố;
b) Nếu thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm của Cơ quan điều tra vẫn còn mà bằng hoặc dài hơn thời hạn quyết định việc truy tố theo quy định tại khoản 1 Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự, mà xét thấy cần tiếp tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn đó, thì Viện kiểm sát tiếp tục sử dụng lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra.
Nếu thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm của Cơ quan điều tra vẫn còn nhưng không đủ thời hạn để hoàn thành việc truy tố, mà xét thấy cần tiếp tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn đó, thì chậm nhất 05 ngày, trước khi hết thời hạn được ghi trong lệnh, quyết định, Viện kiểm sát phải ra lệnh, quyết định mới.

Quyết định áp dụng, thay đổi biện pháp tạm giam cần lưu ý như sau:

- Nếu thời hạn tạm giam để điều tra theo lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra hoặc theo quyết định gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát vẫn còn mà bằng hoặc dài hơn thời hạn quyết định việc truy tố đối với tội phạm đang xem xét quyết định việc truy tố và xét thấy cần thiết phải tiếp tục tạm giam bị can trong giai đoạn truy tố thì Viện kiểm sát không phải ra lệnh tạm giam mới;

- Nếu thời hạn tạm giam để điều tra theo lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra hoặc theo quyết định gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát vẫn còn, nhưng không đủ để hoàn thành việc truy tố thì trước khi hết thời hạn tạm giam ít nhất 05 ngày, Kiểm sát viên phải báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét, ra lệnh tạm giam mới; thời hạn tạm giam còn lại và thời hạn tạm giam mới không vượt quá thời hạn quyết định việc truy tố đối với tội phạm đang xem xét quyết định việc truy tố. Sau khi ra lệnh tạm giam mới, Viện kiểm sát giao ngay lệnh tạm giam cho bị can, cơ sở giam giữ nơi bị can đang bị tạm giam.

Trân trọng!

Đánh số bút lục
Hồ sơ vụ án
Hồ sơ vụ án hình sự
Giai đoạn điều tra
Truy tố
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đánh số bút lục
Hỏi đáp pháp luật
Việc chuyển, giao nhận biên bản, tài liệu; thống kê, đóng dấu và đánh số bút lục hồ sơ vụ án trong giai đoạn điều tra, truy tố được quy định ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định chuyển hồ sơ vụ án, thông báo về kết quả xem xét, giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm giữa Tòa án và Viện kiểm sát như nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đánh số bút lục
Huỳnh Minh Hân
4,031 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào