Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được quy định như thế nào?

Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được quy định như thế nào? Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tạm đình chỉ điều tra, truy nã bị can ra sao?

Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được quy định thế nào?

Tại Điều 60 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được quy định như sau:

Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
1. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ nguyên tắc, căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, việc sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt theo quy định tại Chương XVI Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Trường hợp Cơ quan điều tra đề nghị phê chuẩn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt thì Kiểm sát viên yêu cầu Cơ quan điều tra cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu gửi kèm văn bản đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Sau khi nghiên cứu, Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
3. Trường hợp có căn cứ và xét thấy cần thiết mà Cơ quan điều tra không ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; nếu Cơ quan điều tra không thực hiện thì lãnh đạo Viện thực hiện quyền kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực thụ lý, điều tra mà có căn cứ và cần phải áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, nhưng Thủ trưởng Cơ quan điều tra không đề nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định áp dụng thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra đang thụ lý, điều tra đề nghị Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định áp dụng; nếu Cơ quan này không thực hiện thì báo cáo, đề xuất Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp yêu cầu Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu xem xét, quyết định.
4. Việc gia hạn thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 226 Bộ luật Tố tụng hình sự.
5. Khi có căn cứ hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt theo quy định tại Điều 228 Bộ luật Tố tụng hình sự, Kiểm sát viên kịp thời báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.

Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được quy định như thế nào?

Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tạm đình chỉ điều tra, truy nã bị can như thế nào?

Tại Điều 61 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tạm đình chỉ điều tra, truy nã bị can như sau:

Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tạm đình chỉ điều tra, truy nã bị can
1. Kiểm sát viên kiểm sát chặt chẽ căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục tạm đình chỉ điều tra của Cơ quan có thẩm quyền điều tra, bảo đảm các trường hợp tạm đình chỉ điều tra được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự; nếu thấy quyết định tạm đình chỉ điều tra không có căn cứ và trái pháp luật thì báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ điều tra của Cơ quan có thẩm quyền điều tra và yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra phục hồi điều tra theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Khi phát hiện bị can trốn hoặc không xác định được bị can ở đâu mà Cơ quan điều tra chưa ra quyết định truy nã bị can, thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can trước khi tạm đình chỉ điều tra theo quy định tại Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Theo dõi, quản lý việc tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra đối với bị can được quy định ra sao?

Tại Điều 62 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về theo dõi, quản lý việc tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra đối với bị can như sau:

Theo dõi, quản lý việc tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra đối với bị can
1. Lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện phải phân công Kiểm sát viên thường xuyên theo dõi, quản lý các vụ án tạm đình chỉ điều tra. Khi thấy lý do tạm đình chỉ không còn thì Kiểm sát viên được phân công thụ lý giải quyết vụ án phải báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra để tiến hành điều tra theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Tố tụng hình sự nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khi Kiểm sát viên được phân công thụ lý giải quyết vụ án đang tạm đình chỉ điều tra không tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thì lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện phải phân công Kiểm sát viên khác tiếp tục theo dõi vụ án.
2. Viện kiểm sát các cấp phải phân công đầu mối theo dõi, quản lý hồ sơ các vụ án tạm đình chỉ điều tra; mở sổ quản lý, theo dõi các vụ án tạm đình chỉ và phục hồi điều tra; kiểm sát việc ra quyết định đình nã của Cơ quan điều tra sau khi bắt được bị can; định kỳ (hằng tháng, 03 tháng, 06 tháng, 01 năm) phối hợp với Cơ quan điều tra cùng cấp rà soát, đối chiếu, phân loại, thống nhất đề xuất xử lý các trường hợp tạm đình chỉ điều tra để báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định. Đối với những trường hợp tạm đình chỉ điều tra nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì phải kịp thời yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 230 và khoản 5 Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự; đồng thời, đưa ra khỏi danh sách theo dõi án tạm đình chỉ những trường hợp đã có quyết định đình chỉ điều tra và quyết định phục hồi điều tra.

Trân trọng!

Thực hành quyền công tố
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thực hành quyền công tố
Hỏi đáp pháp luật
Việc thực hành quyền công tố, kiểm sát việc lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Việc chuyển vụ án để điều tra theo thẩm quyền trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố thực hiện ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc chuyển vụ án để truy tố theo thẩm quyền; việc phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thực hành quyền công tố
Huỳnh Minh Hân
561 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thực hành quyền công tố

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thực hành quyền công tố

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào