Số tiền đã sử dụng từ Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam được sử dụng và hoàn trả như thế nào?
- Sử dụng, hoàn trả số tiền đã sử dụng từ Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam như thế nào?
- Quản lý tách biệt và hoàn trả tài sản đóng góp Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam như thế nào?
- Nghĩa vụ của VSD đối với Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam như thế nào?
Sử dụng, hoàn trả số tiền đã sử dụng từ Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam như thế nào?
Tại Điều 7 Quy chế quản lý và sử dụng quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 115/QĐ-VSD năm 2022 quy định sử dụng, hoàn trả số tiền đã sử dụng từ Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam như sau:
Sử dụng, hoàn trả số tiền đã sử dụng từ Quỹ bù trừ, phân bổ lãi tiền gửi và tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ
1. Việc sử dụng Quỹ bù trừ do VSD thực hiện để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư số 58/2021/TT-BTC. Thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán phải hoàn trả số tiền đã sử dụng từ Quỹ bù trừ theo quy định tại khoản 6 Điều 15 Thông tư số 58/2021/TT-BTC.
2. Trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày VSD sử dụng tiền đóng góp Quỹ bù trừ để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này, thành viên bù trừ có trách nhiệm hoàn trả Quỹ bù trừ số tiền đã sử dụng và tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ. Tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ được tính theo công thức:
I = 0,03% x P (1)
Trong đó:
I: tiền lãi sử dụng
P: số tiền sử dụng từ Quỹ bù trừ
3. Quá thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, thành viên bù trừ phải chịu tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ chậm trả được tính theo công thức:
Ic = 0,0375% x Pc x nc (2)
Trong đó:
Ic : tiền lãi sử dụng chậm trả
Pc : số tiền sử dụng từ Quỹ bù trừ chậm trả
nc : số ngày chậm trả
4. Việc phân bổ lãi tiền gửi và tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ thực hiện theo nguyên tắc:
a) Lãi tiền gửi phát sinh từ tài khoản tiền gửi Quỹ bù trừ và tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ thu được từ thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán sẽ được VSD phân bổ cho các thành viên bù trừ phù hợp với số tiền và thời gian đóng góp của từng thành viên sau khi trừ phí quản lý tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thanh toán (nếu có). Việc nhận, phân bổ lãi tiền gửi và tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy chế này.
b) Ngoại trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Quy chế này, lãi tiền gửi và tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ được VSD thực hiện phân bổ vào ngày cuối tháng.
c) Tổng số tiền thành viên bù trừ được phân bổ sẽ được VSD ghi nhận vào giá trị tài sản đóng góp Quỹ bù trừ của từng thành viên bù trừ hoặc giá trị khoản phải hoàn trả quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Quy chế này.
5. Việc bán tài sản ký quỹ, tài sản đóng góp Quỹ bù trừ bằng chứng khoán để hoàn trả Quỹ bù trừ thực hiện theo quy định tại Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại VSD.
Việc sử dụng, hoàn trả số tiền đã sử dụng từ Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Quy chế quản lý và sử dụng quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 115/QĐ-VSD năm 2022.
Sử dụng, hoàn trả số tiền đã sử dụng từ Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam như thế nào? (Hình từ Internet)
Quản lý tách biệt và hoàn trả tài sản đóng góp Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam như thế nào?
Tại Điều 8 Quy chế quản lý và sử dụng quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 115/QĐ-VSD năm 2022 quy định quản lý tách biệt và hoàn trả tài sản đóng góp Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam như sau:
Quản lý tách biệt và hoàn trả tài sản đóng góp Quỹ bù trừ
1. Sau khi thành viên bù trừ bị VSD ngừng cung cấp dịch vụ để hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ và thành viên bù trừ đã hoàn tất các công việc bao gồm: bán tài sản đóng góp Quỹ bù trừ bằng chứng khoán để hoàn trả các nguồn hỗ trợ thanh toán đã sử dụng (nếu có); đóng, chuyển khoản vị thế, thanh toán lỗ, lãi vị thế, thanh toán thực hiện hợp đồng, VSD thực hiện quản lý tách biệt tài sản đóng góp Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ đang trong thời gian xử lý hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ như sau:
a) Xác định giá trị tài sản đóng góp Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ để quản lý tách biệt ra khỏi Quỹ bù trừ (sau đây gọi tắt là giá trị tài sản quản lý tách biệt), bao gồm:
- Giá trị tài sản đóng góp Quỹ bù trừ bằng tiền, chứng khoán (nếu có) xác định theo quy định tại khoản 1 mục III Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chế này.
- Lãi tiền gửi và tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ được phân bổ tại thời điểm thực hiện quản lý tách biệt xác định theo quy định tại khoản 2 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy chế này.
b) Xác định giá trị tài sản đóng góp Quỹ bù trừ mà VSD phải hoàn trả hoặc còn phải thu đối với thành viên bù trừ (sau đây gọi tắt là khoản phải hoàn trả và khoản phải thu) theo nguyên tắc:
- Trường hợp số tiền thành viên bù trừ đang sử dụng từ Quỹ bù trừ nhưng chưa hoàn trả nhỏ hơn giá trị tài sản quản lý tách biệt, khoản phải hoàn trả được xác định là chênh lệch giữa giá trị tài sản quản lý tách biệt với số tiền thành viên bù trừ đang sử dụng từ quỹ bù trừ nhưng chưa hoàn trả;
- Trường hợp số tiền thành viên bù trừ đang sử dụng từ Quỹ bù trừ nhưng chưa hoàn trả lớn hơn giá trị tài sản quản lý tách biệt, khoản phải thu được xác định là chênh lệch giữa số tiền thành viên bù trừ đang sử dụng từ Quỹ bù trừ nhưng chưa hoàn trả với giá trị tài sản quản lý tách biệt.
- Trường hợp thành viên bù trừ không còn nợ Quỹ bù trừ, khoản phải hoàn trả được xác định là giá trị tài sản quản lý tách biệt.
2. Khi quản lý tách biệt, VSD được khấu trừ từ khoản phải hoàn trả để thu hồi các khoản công nợ, giá dịch vụ, nghĩa vụ tài chính mà thành viên bù trừ còn phải thanh toán cho VSD.
3. Đối với các khoản công nợ, giá dịch vụ, nghĩa vụ tài chính thành viên bù trừ còn phải thanh toán cho VSD phát sinh sau thời điểm thực hiện quản lý tách biệt, VSD thực hiện khấu trừ định kỳ vào ngày 31/12 hàng năm hoặc tại thời điểm xác định khoản phải hoàn trả để cơ quan có thẩm quyền thu hồi theo quy định tại khoản 8 Điều này hoặc khi hoàn trả tài sản đóng góp Quỹ bù trừ theo quy định tại khoản 9 Điều này.
4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành các nội dung quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, VSD gửi văn bản thông báo cho thành viên bù trừ về việc quản lý tách biệt giá trị tài sản đóng góp quỹ bù trừ, khoản phải hoàn trả còn lại hoặc khoản phải thu.
5. Lãi tiền gửi từ khoản phải hoàn trả phát sinh (theo lãi suất không kỳ hạn do ngân hàng thanh toán công bố tại từng thời điểm) sau thời điểm quản lý tách biệt (nếu có) được VSD tiếp tục quản lý tách biệt và được phân bổ cho thành viên bù trừ theo quy định tại khoản 3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy chế này.
6. Kể từ thời điểm quản lý tách biệt, thành viên bù trừ không phải chịu tiền lãi sử dụng đối với khoản phải thu xác định theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
7. Các quyền phát sinh liên quan tới chứng khoán đóng góp Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ thuộc khoản phải hoàn trả (nếu có) được VSD tổng hợp chung vào danh sách người sở hữu chứng khoán lưu ký thực hiện quyền được lập tại ngày đăng ký cuối cùng theo quy định tại Quy chế thực hiện quyền cho người sở hữu chứng khoán tại VSD.
8. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền có thông báo thu hồi khoản đóng góp Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ, VSD xác định khoản phải hoàn trả, phân bổ lãi tiền gửi từ khoản phải hoàn trả tại thời điểm xác định theo quy định tại khoản 3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy chế này và thực hiện khấu trừ các khoản công nợ, giá dịch vụ, nghĩa vụ tài chính khác mà thành viên bù trừ còn phải thanh toán cho VSD (nếu có). Khoản phải hoàn trả còn lại là căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi.
9. VSD thực hiện hoàn trả giá trị tài sản đóng góp vào Quỹ bù trừ (khoản phải hoàn trả còn lại) cho thành viên bù trừ bị hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ hoặc không còn là thành viên bù trừ theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 16 Thông tư số 58/2021/TT-BTC. Việc hoàn trả được thực hiện như sau:
a) Tại thời điểm ban hành quyết định hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ, VSD xác định khoản phải hoàn trả, phân bổ lãi tiền gửi từ khoản phải hoàn trả (nếu có) theo quy định tại khoản 3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy chế này, khấu trừ các khoản thành viên bù trừ còn phải thanh toán cho VSD quy định tại khoản 3 Điều này. Khoản phải hoàn trả còn lại được VSD hoàn trả cho thành viên bù trừ.
b) Chậm nhất trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ, VSD hoàn trả cho thành viên bù trừ khoản phải hoàn trả còn lại theo quy trình tại mục IV Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chế này.
Việc quản lý tách biệt và hoàn trả tài sản đóng góp Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam được thực hiện tuân theo quy định tại Điều 8 Quy chế quản lý và sử dụng quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 115/QĐ-VSD năm 2022.
Nghĩa vụ của VSD đối với Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam như thế nào?
Tại Khoản 2 Điều 9 Quy chế quản lý và sử dụng quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 115/QĐ-VSD năm 2022 quy định nghĩa vụ của VSD đối với Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam như sau:
Quyền và nghĩa vụ của VSD đối với Quỹ bù trừ
1. Quyền của VSD:
a) Quản lý tài sản đóng góp Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ tách biệt với tài sản của VSD.
b) Đảm bảo việc quản lý và sử dụng Quỹ bù trừ theo đúng quy định tại Quy chế này và các văn bản pháp luật liên quan.
c) Thực hiện công tác kế toán, kiểm toán và công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
d) Cung cấp số liệu liên quan tới tài sản đóng góp Quỹ bù trừ, khoản tiền lãi được phân bổ của thành viên bù trừ theo yêu cầu của chính thành viên bù trừ.
đ) Cung cấp số liệu liên quan tới Quỹ bù trừ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Quyền của VSD gồm:
- Quy định nguyên tắc lập, quản lý và sử dụng Quỹ bù trừ.
- Sử dụng Quỹ bù trừ để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán trong trường hợp thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán theo quy định.
- Giám sát việc tuân thủ quy định của thành viên bù trừ trong việc đóng góp, sử dụng và hoàn trả Quỹ bù trừ.
- Áp dụng các hình thức xử lý vi phạm trong trường hợp thành viên bù trừ không tuân thủ các nội dung liên quan tới Quỹ bù trừ theo quy định tại Quy chế thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh tại VSD.
- Khấu trừ các khoản phải trả (nghĩa vụ nợ), các khoản sử dụng Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ và chi phí thiệt hại tài chính phát sinh liên quan tới việc xử lý các nghiệp vụ khi thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất của 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất?
- Cách viết Mẫu 2A, 2B: Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20/11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học?
- Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Vịnh Hạ Long ở tỉnh nào? Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?