Kiểm tra hồ sơ điện tử nộp sau thời điểm làm thủ tục hải quan không thuộc đối tượng giảm thuế như thế nào?
- Kiểm tra hồ sơ điện tử nộp sau thời điểm làm thủ tục hải quan không thuộc đối tượng giảm thuế hoặc hồ sơ không đầy đủ, không đúng mẫu như thế nào?
- Kiểm tra thực tế đối với hàng hóa của người nộp thuế nộp hồ sơ điện tử sau thời điểm làm thủ tục hải quan đã qua khu vực giám sát hải quan ra sao?
- Cơ quan nào thực hiện tiếp nhận hồ sơ giảm thuế đối với trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ sau thời điểm làm thủ tục hải quan do Chi cục Hải quan chuyển qua Hệ thống miễn giảm hoàn?
Kiểm tra hồ sơ điện tử nộp sau thời điểm làm thủ tục hải quan không thuộc đối tượng giảm thuế hoặc hồ sơ không đầy đủ, không đúng mẫu như thế nào?
Căn cứ tiết c.1 điểm c khoản 1 Điều 12 Chương II Quy trình miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định 3394/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định về trình tự kiểm tra thực tế hàng hóa bị thiệt hại đối với trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ điện tử tại thời điểm làm thủ tục hải quan như sau:
c.1) Trường hợp hồ sơ không thuộc đối tượng giảm thuế hoặc hồ sơ không đầy đủ, không đúng mẫu nhưng quá thời hạn 05 làm việc kể từ ngày Chi cục Hải quan phản hồi thông qua Hệ thống miễn giảm hoàn mà người nộp thuế không thực hiện bổ sung thông tin, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện như sau:
c.1.1) Công chức xử lý hồ sơ cập nhật dự thảo thông báo hồ sơ không thuộc đối tượng giảm thuế trong đó nêu rõ lý do hồ sơ không thuộc đối tượng giảm thuế hoặc hồ sơ không đầy đủ, không đúng mẫu, lập đề xuất chuyển Lãnh đạo phòng, Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố phê duyệt.
c.1.2) Sau khi Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố phê duyệt, công chức xử lý hồ sơ cập nhật vào Hệ thống miễn giảm hoàn, phản hồi cho người nộp thuế và Chi cục Hải quan đã tiếp nhận hồ sơ giảm thuế.
Trường hợp hàng hóa được giảm thuế của tờ khai hải quan thuộc đối tượng miễn thuế, không có dữ liệu về số tiền thuế phải nộp (Ví dụ: Hàng hóa nhập khẩu để gia công xuất khẩu), Chi cục Hải quan đã tiếp nhận hồ sơ giảm thuế thông báo cho người nộp thuế về việc hồ sơ không đủ điều kiện giảm thuế hoặc không thuộc trường hợp giảm thuế, yêu cầu người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ số tiền thuế tương ứng với số lượng hàng hóa bị tổn thất không đủ điều kiện giảm thuế theo quy định. Trường hợp sau khi cơ quan hải quan thông báo mà người nộp thuế không kê khai, nộp thuế theo quy định cho cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.
Theo đó, kiểm tra hồ sơ điện tử nộp sau thời điểm làm thủ tục hải quan không thuộc đối tượng giảm thuế hoặc hồ sơ không đầy đủ, không đúng mẫu phải tuân thủ theo
Kiểm tra hồ sơ điện tử nộp sau thời điểm làm thủ tục hải quan không thuộc đối tượng giảm thuế như thế nào? (Hình từ Internet)
Kiểm tra thực tế đối với hàng hóa của người nộp thuế nộp hồ sơ điện tử sau thời điểm làm thủ tục hải quan đã qua khu vực giám sát hải quan ra sao?
Tại tiết c.2 điểm c khoản 1 Điều 12 Chương II Quy trình miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định 3394/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định về đối chiếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa bị thiệt hại để xử lý hồ sơ giảm thuế đối với trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ điện tử tại thời điểm làm thủ tục hải quan như sau:
c.2) Trường hợp cần kiểm tra thực tế đối với hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan để có đủ căn cứ giải quyết giảm thuế theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện như sau:
c.2.1) Công chức xử lý hồ sơ đề xuất kiểm tra, nhập thông tin trên quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người nộp thuế, chuyển Lãnh đạo phòng, Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố phê duyệt. Sau khi Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố phê duyệt, Hệ thống tự động gửi thông báo cho người nộp thuế.
c.2.2) Việc kiểm tra thực tế đối với hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan thực hiện theo trình tự kiểm tra sau thông quan theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP.
c.2.3) Nội dung kiểm tra thực tế hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 143 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 74 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC cụ thể như sau:
c.2.3.1) Kiểm tra toàn bộ các chứng từ tài liệu có liên quan đến hàng hóa bị thiệt hại như biên bản xác nhận nguyên nhân thiệt hại của cơ quan chức năng tại địa bàn nơi phát sinh thiệt hại (biên bản xác nhận vụ cháy của cơ quan cảnh sát phòng cháy, chữa cháy của địa phương nơi xảy ra vụ cháy; văn bản xác nhận của một trong các cơ quan, tổ chức có liên quan sau: Cơ quan công an xã, phường, thị trấn; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Ban quản lý khu công nghiệp; Ban quản lý khu chế xuất; Ban quản lý khu kinh tế; Ban quản lý cửa khẩu; Cảng vụ hàng hải; Cảng vụ hàng không nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng về thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ gây thiệt hại cho nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu).
c.2.3.2) Kiểm tra chi tiết, đối chiếu thông tin về hàng hóa người nộp thuế đã kê khai bị thiệt hại, số tiền thuế người nộp thuế đề nghị giảm thuế với tên hàng, mã số, xuất xứ, số lượng, chủng loại, quy cách, đơn giá, tổng trị giá của hàng hóa bị thiệt hại ghi trên sổ sách, chứng từ kế toán, chứng từ thanh toán.
c.2.3.3) Kiểm tra thực tế hàng hóa bị thiệt hại trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện để kiểm tra trừ trường hợp hàng hóa bị thiệt hại không thể kiểm tra được như xăng dầu, chất lỏng, chất cháy; hàng hóa bị thiệt hại toàn bộ do thiên tai, hỏa hoạn thì căn cứ vào giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.
c.2.3.4) Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị nhập khẩu thuộc đối tượng giảm thuế nhưng hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu, sổ sách chứng từ kế toán, chứng từ thanh toán, cơ sở dữ liệu của người nộp thuế bị thiệt hại toàn bộ, không xác định được số liệu thiệt hại thực tế, Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi tiếp nhận hồ sơ giảm thuế gửi văn bản đề nghị cơ quan thuế địa phương cung cấp số liệu từ Hệ thống dữ liệu lưu trữ của cơ quan thuế. Sau khi nhận được các tài liệu do cơ quan thuế cung cấp, cơ quan hải quan thực hiện đối chiếu với hồ sơ, dữ liệu trên Hệ thống của cơ quan hải quan, giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định, các chứng từ tài liệu có liên quan để xác định số tiền thuế được giảm.
c.2.4) Sau khi có kết quả kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, công chức xử lý hồ sơ nhập các thông tin về kết luận kiểm tra vào Hệ thống miễn giảm hoàn.
c.2.5) Xử lý kết quả kiểm tra
Sau khi có kết quả kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế công chức xử lý hồ sơ thực hiện:
- Kiểm tra toàn bộ hồ sơ giảm thuế; chứng từ bảo hiểm và các chứng từ khác có liên quan để xác định mức độ thiệt hại;
- Kiểm tra số liệu thực tế hàng hóa bị thiệt hại ghi trên biên bản của công chức kiểm tra thực tế hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan;
- Đối chiếu các thông tin về số tiền đề nghị giảm thuế với dữ liệu trên Hệ thống VNACCS, Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan VCIS, Hệ thống E-Customs và các chương trình quản lý có liên quan.
c.2.5.1) Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện giảm thuế
Công chức xử lý hồ sơ đề xuất việc giảm thuế, nhập các thông tin tại dự thảo quyết định giảm thuế, chuyển Lãnh đạo phòng, Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố phê duyệt.
Sau khi Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố phê duyệt dự thảo quyết định giảm thuế, Hệ thống miễn giảm hoàn tự động cấp mã số quản lý hải quan có cấu trúc bao gồm 9 ký tự: 02 ký tự đầu là 02 số cuối của năm ban hành quyết định, 02 ký tự tiếp theo là mã Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi ban hành quyết định, 05 ký tự tiếp theo là dãy số tự tăng theo từng năm. Công chức xử lý hồ sơ in dự thảo quyết định giảm thuế theo Mẫu số 12 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP, chuyển Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố ký sau đó chuyển bộ phận văn thư lấy số, đóng dấu, phát hành.
Bộ phận văn thư gửi quyết định giảm thuế cho người nộp thuế và Chi cục Hải quan nơi phát sinh số tiền thuế đề nghị giảm để thực hiện giảm thuế theo quy định tại Điều 13 Quy trình này.
Sau khi ban hành quyết định giảm thuế, công chức xử lý hồ sơ scan và cập nhật số quyết định giảm thuế (bản giấy) đính kèm vào hồ sơ, Hệ thống miễn giảm hoàn phản hồi cho người nộp thuế và Chi cục Hải quan nơi phát sinh số tiền thuế đề nghị giảm.
c.2.5.2) Trường hợp hồ sơ không thuộc đối tượng giảm thuế
Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện theo quy định tại tiết c.1 điểm c khoản này.
Cơ quan nào thực hiện tiếp nhận hồ sơ giảm thuế đối với trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ sau thời điểm làm thủ tục hải quan do Chi cục Hải quan chuyển qua Hệ thống miễn giảm hoàn?
Theo điểm a khoản 1 Điều 12 Chương II Quy trình miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định 3394/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định về trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ điện tử tại thời điểm làm thủ tục hải quan đủ điều kiện giảm thuế được xử lý như sau:
a) Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện tiếp nhận hồ sơ giảm thuế do Chi cục Hải quan chuyển qua Hệ thống miễn giảm hoàn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?