Phương pháp giáo dục môn khoa học trong Chương trình xóa mù chữ được quy định như thế nào?

Quy định về phương pháp giáo dục môn khoa học trong Chương trình xóa mù chữ? Quy định về đánh giá kết quả giáo dục môn khoa học trong Chương trình xóa mù chữ? Quy định về một số động từ để thể hiện mức độ yêu cầu cần đạt của học viên trong Chương trình xóa mù chữ?

Phương pháp giáo dục môn khoa học trong Chương trình xóa mù chữ được quy định thế nào?

Căn cứ Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về phương pháp giáo dục môn khoa học trong Chương trình xóa mù chữ như sau:

Quan điểm chủ đạo: tổ chức dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm.
- Giáo viên đưa ra các nhiệm vụ học tập với các câu hỏi phù hợp trên cơ sở tổ chức cho học viên quan sát mẫu vật, tranh ảnh, khai thác các nguồn tư liệu bổ trợ.
- Tạo cơ hội cho học viên huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới.
- Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học viên và điều kiện cụ thể. Kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại,..) với phương pháp dạy học tích cực (thảo luận, tranh luận, đóng vai, dự án,...).
- Sử dụng hợp lí và có hiệu quả các thiết bị dạy học trong đó chú trọng các loại hình: mô hình hiện vật, tranh lịch sử, bản đồ, sơ đồ, các bản thống kê, so sánh,..; phim video.
-Thiết kế các tình huống có vấn đề, đặc biệt là những tình huống thường xảy ra trong thực tế, đời sống gắn với môi trường sản xuất và sinh hoạt của học viên, tạo điều kiện để học viên tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn vấn đề của bài học và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống.

Như vậy, phương pháp giáo dục môn khoa học trong Chương trình xóa mù chữ theo quy định tại Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT.

Chương trình xóa mù chữ

Chương trình xóa mù chữ (Hình từ Internet)

Phương pháp giáo dục môn khoa học trong Chương trình xóa mù chữ được quy định ra sao?

Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về việc đánh giá kết quả giáo dục môn khoa học trong Chương trình xóa mù chữ như sau:

- Mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình của học viên để hướng dẫn hoạt động học và điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động quản lí.

- Phương châm đánh giá là khuyến khích được sự say mê học tập, tìm hiểu, khám phá các vấn đề có liên quan đến môn học, giúp học viên tự tin, chủ động sáng tạo và chăm chỉ học tập, rèn luyện.

- Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong Chương trình xóa mù chữ và chương trình môn Khoa học xóa mù chữ; chú trọng khả năng vận dụng kiến thức học viên đã học để giải quyết những tình huống cụ thể trong cuộc sống, lao động.

- Kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì; giữa đánh giá định tính và định lượng. Đặc biệt với đối tượng học viên xóa mù chữ cần coi trọng đánh giá sản phẩm.

- Sử dụng các hình thức đánh giá khác nhau: đánh giá thông qua bài viết, cuối mỗi kỳ có 01 bài kiểm tra đánh giá cuối kỳ để xác nhận đã hoàn thành nội dung học tập của kỳ.

Một số động từ để thể hiện mức độ yêu cầu cần đạt của học viên trong Chương trình xóa mù chữ là gì?

Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT giải thích một số động từ để thể hiện mức độ yêu cầu cần đạt của học viên trong Chương trình xóa mù chữ như sau:

Chương trình Xóa mù chữ môn Khoa học sử dụng một số động từ để thể hiện mức độ yêu cầu cần đạt của học viên. Động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhằm thể hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể cần thực hiện. Trong bảng dưới đây, đối tượng, yêu cầu cụ thể của mỗi hành động, trong ngoặc là ví dụ minh họa. Trong quá trình dạy học, tổ chức thảo luận kiểm tra đánh giá, cán bộ, giáo viên dạy xóa mù chữ có thể dùng những động từ nêu trong bảng dưới đây hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm, đối tượng và nhiệm vụ cụ thể giao cho học viên.

Mức độ

Động từ mô tả mức độ

Biết

- Nêu được (nêu được một số tính chất của nước;...);

- Kể được (kể được tên một số kênh truyền hình và nội dung phổ biến;...).

- Xác định được (xác định được cơ quan sinh sản của thực vật có hoa;...).

- Trình bày được (trình bày được đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh; vai trò của điện thoại;...)

- Chỉ ra

- Liệt kê

Hiểu

- Mô tả được (cấu tạo và hoạt động của mạch điện thắp sáng đơn giản;...);

- Vẽ được (sơ đồ và ghi chú “Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”;...).

- Trình bày được (được đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh; vai trò của điện thoại;...)

- So sánh được (so sánh được một số đặc điểm của chất khi tồn tại ở các trạng thái rắn, lỏng, khí;...);

- Phân biệt được (hoa đơn tính và hoa lưỡng tính; đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội của nam và nữ;...).

Vận dụng

- Nhận xét được (bữa ăn có cân bằng, lành mạnh không dựa vào sơ đồ tháp dinh dưỡng của trẻ em và đối chiếu với thực tế bữa ăn trong ngày ở nhà hoặc ở trường;...);

- Giải thích được (nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí; sự cần thiết phải giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là ở tuổi dậy thì;...);

- Vận dụng được (kiến thức về tính chất cho ánh sáng truyền qua của các vật để giải thích một số hiện tượng tự nhiên và ứng dụng thực tế; kiến thức về nhu cầu sống của thực vật và động vật để đề xuất việc làm cụ thể trong chăm sóc cây trồng và vật nuôi, giải thích được tại sao cần phải làm công việc đó;...);

- Thực hiện được (và vận động những người xung quanh cùng bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm;...).

- Đưa ra được (giải pháp cho một số tình huống cần làm vật nóng lên hay lạnh đi; yêu cầu giúp đỡ khi bản thân hoặc bạn bè có nguy cơ bị xâm hại;...);

- Đề xuất được (phương án thí nghiệm để xác định vật dẫn điện, vật cách điện;...);

- Xây dựng được (nội dung và sử dụng cách trình bày phù hợp như dùng hình ảnh, sơ đồ,... để vận động mọi người cùng sống hoà hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học ở địa phương;...)

Trân trọng!

Phương pháp giáo dục
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phương pháp giáo dục
Hỏi đáp pháp luật
Các chương trình đào tạo thường xuyên được tổ chức theo phương pháp nào?
Hỏi đáp pháp luật
Phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục trong sách giáo khoa
Hỏi đáp pháp luật
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục theo quy định cũ
Hỏi đáp pháp luật
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục
Hỏi đáp pháp luật
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục nghề nghiệp
Hỏi đáp pháp luật
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục nghề nghiệp theo quy định cũ
Hỏi đáp pháp luật
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục từ 01/7/2020
Hỏi đáp pháp luật
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục không chính quy
Hỏi đáp pháp luật
Phương pháp giáo dục môn khoa học trong Chương trình xóa mù chữ được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Định hướng chung phương pháp giáo dục môn tự nhiên và xã hội Chương trình xóa mù chữ được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phương pháp giáo dục
Trần Thúy Nhàn
562 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào