Hoạt động của Kiểm sát viên trong quá trình khám nghiệm tử thi như thế nào?
Hoạt động của Kiểm sát viên trong quá trình khám nghiệm tử thi như thế nào?
Tại Điều 33 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về hoạt động của Kiểm sát viên trong quá trình khám nghiệm tử thi như sau:
1. Trong quá trình khám nghiệm tử thi, Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên, Giám định viên pháp y, Giám định viên kỹ thuật hình sự tiến hành chụp ảnh, mô tả đầy đủ dấu vết để lại trên tử thi, thu thập, bảo quản mẫu vật, phục vụ công tác giám định để xác định nguyên nhân chết hoặc truy tìm tung tích của nạn nhân.
Kiểm sát viên phải ghi chép, mô tả đầy đủ, chính xác, rõ ràng, cụ thể các dấu vết để lại trên tử thi để làm cơ sở xem xét, đối chiếu với biên bản khám nghiệm tử thi.
2. Nếu thấy việc khám nghiệm tử thi chưa đầy đủ, vi phạm quy định tại Điều 202 Bộ luật Tố tụng hình sự, Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên, Giám định viên pháp y, Giám định viên kỹ thuật hình sự bổ sung, khắc phục; trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì yêu cầu ghi ý kiến của Kiểm sát viên vào biên bản khám nghiệm và báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện.
3. Trường hợp phải khai quật tử thi, Kiểm sát viên phải kiểm sát về trình tự, thủ tục, bảo đảm việc khai quật tử thi để khám nghiệm đúng quy định tại Điều 202 Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Nguồn: Internet
Hoạt động của Kiểm sát viên sau khi kết thúc việc khám nghiệm tử thi như thế nào?
Tại Điều 34 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về hoạt động của Kiểm sát viên sau khi kết thúc việc khám nghiệm tử thi như sau:
Sau khi kết thúc việc khám nghiệm tử thi, Kiểm sát viên phải ghi thông tin vào sổ thụ lý khám nghiệm, đồng thời báo cáo ngay bằng văn bản và đề xuất quan điểm với lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện về kết quả khám nghiệm tử thi, những yêu cầu của Kiểm sát viên không được Điều tra viên, Giám định viên pháp y, Giám định viên kỹ thuật hình sự thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ (nếu có) để có ý kiến chỉ đạo.
Kiểm sát viên phải dự thảo ngay báo cáo ban đầu trình lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện gửi Viện kiểm sát cấp trên theo quy định của Ngành.
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giám định được quy định như thế nào?
Tại Điều 36 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giám định như sau:
1. Kiểm sát viên phải kiểm sát việc trưng cầu giám định của Cơ quan có thẩm quyền điều tra nhằm bảo đảm nội dung trưng cầu giám định cụ thể, rõ ràng, phù hợp với sự việc và những vấn đề cần yêu cầu kết luận. Trường hợp cần thiết, vụ án, vụ việc cần phải trưng cầu giám định, Kiểm sát viên chủ động phối hợp với Điều tra viên, Cán bộ điều tra thống nhất nội dung trưng cầu giám định trước khi trưng cầu; khi có kết luận giám định cần phối hợp kiểm tra, đánh giá toàn bộ kết quả và lập thành biên bản lưu hồ sơ kiểm sát.
Kiểm sát viên phải kịp thời nghiên cứu hồ sơ, tài liệu để phát hiện các nội dung cần giám định, các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự, các trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP ngày 13/12/2017 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp quy định những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định tư pháp trong giải quyết vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế nhưng chưa được trưng cầu giám định để báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra quyết định trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 205 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trường hợp Kiểm sát viên tham dự giám định, thì phải thông báo trước cho người giám định biết theo đúng quy định tại Điều 209 Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Nếu thấy nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc phát sinh những vấn đề mới cần phải giám định liên quan đến các tình tiết của vụ án, vụ việc đã được kết luận trước đó, thì Kiểm sát viên phải kịp thời báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra trưng cầu giám định bổ sung theo quy định tại Điều 210 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Nếu thấy nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác hoặc có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra trưng cầu giám định lại hoặc giám định lại lần thứ hai theo quy định tại Điều 211 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Nếu thấy cần làm sáng tỏ nội dung kết luận giám định thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra để yêu cầu tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định giải thích kết luận giám định, hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết theo quy định tại Điều 213 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Nếu phát hiện người giám định thuộc trường hợp phải từ chối hoặc bị thay đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 68 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra trưng cầu giám định thay đổi người giám định.
3. Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra quyết định trưng cầu giám định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Trong giai đoạn khởi tố, Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
b) Trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát đã yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra ra quyết định trưng cầu giám định nhưng Cơ quan có thẩm quyền điều tra không thực hiện mà nếu không giám định thì không đủ chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội, tính chất, mức độ, thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
c) Trong giai đoạn truy tố, nếu xét thấy cần thiết.
4. Trường hợp Viện kiểm sát đã trưng cầu giám định mà thấy cần giám định bổ sung, giám định lại, giám định lại lần thứ hai hoặc cần làm sáng tỏ nội dung kết luận giám định thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ thời hạn gửi quyết định trưng cầu giám định, thời hạn giám định và thời hạn gửi kết luận giám định, bảo đảm đúng theo quy định tại các điều 205, 208 và 213 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?