Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn được quy định như thế nào?
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn được quy định như thế nào?
Tại Điều 21 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn như sau:
1. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục hủy bỏ, thay thế biện pháp ngăn chặn theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Khi xem xét các trường hợp hủy bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện giải quyết như sau:
a) Đối với quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn của Cơ quan có thẩm quyền điều tra không do Viện kiểm sát phê chuẩn thì Viện kiểm sát ra văn bản yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra hủy bỏ. Nếu Cơ quan có thẩm quyền điều tra không thực hiện thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ;
b) Đối với quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn hoặc ban hành thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ.
3. Khi xem xét các trường hợp hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn theo quy định tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện giải quyết như sau:
a) Đối với quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn của Cơ quan có thẩm quyền điều tra không do Viện kiểm sát phê chuẩn; nếu xét thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác mà Cơ quan có thẩm quyền điều tra không ra quyết định hủy bỏ hoặc thay thế thì Viện kiểm sát ra văn bản yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra ra quyết định hủy bỏ hoặc thay thế.
Nếu Cơ quan có thẩm quyền điều tra ra quyết định hủy bỏ hoặc thay thế nhưng Viện kiểm sát thấy việc hủy bỏ hoặc thay thế đó không có căn cứ và trái pháp luật thì Viện kiểm sát ra văn bản yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra hủy bỏ; trường hợp Cơ quan có thẩm quyền điều tra không thực hiện thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ;
b) Đối với quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn hoặc ban hành thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ hoặc thay thế.
Trường hợp chưa hết thời hạn gia hạn tạm giữ mà Cơ quan có thẩm quyền điều tra ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và xét thấy không cần thiết tạm giữ thì căn cứ khoản 2 Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự, Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra có văn bản đề nghị Viện kiểm sát quyết định việc hủy bỏ biện pháp tạm giữ; nếu cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn khác thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra thực hiện, nếu Cơ quan có thẩm quyền điều tra không thực hiện thì Viện kiểm sát thực hiện.
Nguồn: Internet
Gia hạn tạm giam để điều tra được quy định như thế nào?
Tại Điều 22 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về gia hạn tạm giam để điều tra như sau:
1. Việc gia hạn tạm giam và thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát các cấp được thực hiện theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Trường hợp cần thiết phải gia hạn tạm giam theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự, nếu vụ án đang do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, thì trên cơ sở đề nghị gia hạn tạm giam của Cơ quan điều tra cùng cấp, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu phải chuyển hồ sơ vụ án kèm theo văn bản đề nghị gia hạn, nêu rõ nội dung vụ án, hành vi phạm tội của bị can, lý do đề nghị gia hạn đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao chậm nhất 10 ngày, trước khi hết thời hạn tạm giam. Chậm nhất 05 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo văn bản đề nghị gia hạn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải quyết định gia hạn hoặc không gia hạn tạm giam; nếu không gia hạn tạm giam thì phải có văn bản nêu rõ lý do và trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát đã đề nghị.
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải được quy định như thế nào?
Tại Điều 23 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải như sau:
1. Trong giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố, nếu xét thấy cần thiết phải áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện trước khi ra quyết định áp giải, dẫn giải.
2. Khi kiểm sát việc áp giải, dẫn giải của Điều tra viên, Cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ đối tượng bị áp giải, dẫn giải; điều kiện áp dụng, thẩm quyền; nội dung quyết định, trình tự thi hành; cơ quan có trách nhiệm thi hành quyết định áp giải, quyết định dẫn giải. Nếu phát hiện vi phạm phải báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm và kiểm sát việc khắc phục vi phạm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Điều tra có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?