Bộ Công thương có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào đối với dịch vụ logistics và phòng vệ thương mại?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về dịch vụ logistics và phòng vệ thương mại như thế nào?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về thương mại điện tử và kinh tế số và quản lý thị trường là gì?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp là gì?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về xúc tiến thương mại như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về dịch vụ logistics và phòng vệ thương mại như thế nào?
Tại Khoản 16 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về dịch vụ logistics như sau:
16. Về dịch vụ logistics
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics;
b) Điều phối, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội phát triển dịch vụ logistics.
Tại Khoản 17 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về phòng vệ thương mại như sau:
17. Về phòng vệ thương mại:
a) Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại bao gồm: Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; điều tra phòng vệ thương mại;
b) Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc trợ giúp hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp khi bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (bao gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại) của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam;
c) Thực hiện các công việc liên quan đến giải quyết các tranh chấp về các vụ kiện phòng vệ thương mại tại WTO và các tổ chức quốc tế.
(Hình ảnh minh họa)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về thương mại điện tử và kinh tế số, quản lý thị trường là gì?
Tại Khoản 18 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về thương mại điện tử và kinh tế số như sau:
18. Về thương mại điện tử và kinh tế số:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Chủ trì, phối hợp, tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử, chính sách và pháp luật điều chỉnh trong hoạt động thương mại điện tử;
b) Tổ chức thực hiện các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ và định hướng phát triển những mô hình kinh doanh mới trên nền tảng ứng dụng thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực công thương;
c) Hướng dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động thương mại điện tử; quản lý, giám sát hoạt động thương mại điện tử và các mô hình hoạt động kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ số theo quy định của pháp luật;
d) Thiết lập và vận hành những hạ tầng thiết yếu cho thương mại điện tử; xây dựng khung kiến trúc và nền tảng kỹ thuật dùng chung cho các mô hình kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực công thương;
đ) Xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ số trong ngành công thương, hỗ trợ doanh nghiệp liên kết thông qua chuỗi giá trị, phát triển thị trường thúc đẩy hoạt động xuất khẩu;
e) Thực hiện quản lý nhà nước về chuyển đổi số trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, phát triển kinh tế số ngành công thương.
Tại Khoản 19 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về quản lý thị trường như sau:
19. Về quản lý thị trường:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng, tổ chức và hoạt động của lực lượng quản lý thị trường theo quy định của pháp luật;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại và các hành vi vi phạm khác thuộc lĩnh vực được giao quản lý theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp là gì?
Tại Khoản 20 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp như sau:
20. Về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp:
a) Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh; tiến hành tố tụng cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định pháp luật;
b) Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về xúc tiến thương mại như thế nào?
Tại Khoản 21 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về xúc tiến thương mại như sau:
21. Về xúc tiến thương mại:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan, chính quyền địa phương xây dựng và thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, Chương trình Thương hiệu quốc gia theo quy định của pháp luật; xây dựng, tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định pháp luật;
b) Hướng dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động quảng cáo thương mại, thương hiệu, hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý, theo dõi nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động xúc tiến thương mại hàng năm theo quy định của pháp luật;
d) Quản lý, chỉ đạo hoạt động của các Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam ở nước ngoài; quản lý các Văn phòng đại diện các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
đ) Thiết lập, vận hành và phát triển hệ thống hạ tầng xúc tiến thương mại, hạ tầng số phục vụ xúc tiến thương mại.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?