Xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được quy định như thế nào?
- Xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được quy định như thế nào?
- Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tạm giữ được quy định như thế nào?
- Xét phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam, quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam được quy định như thế nào?
Xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được quy định như thế nào?
Tại Điều 15 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp như sau:
Xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp
1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Kiểm sát viên phải tiến hành các hoạt động sau đây:
a) Kiểm tra hồ sơ, bảo đảm đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo khoản 5 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự; trường hợp không đủ tài liệu, chứng cứ thì yêu cầu cơ quan đề nghị phê chuẩn bổ sung;
b) Xác định thẩm quyền, căn cứ của việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trường hợp qua nghiên cứu hồ sơ, thấy có dấu hiệu lạm dụng việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc chưa đủ căn cứ để giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc người bị giữ không nhận tội, các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ có mâu thuẫn, người bị giữ là người nước ngoài, người có chức sắc trong tôn giáo, là nhân sĩ, trí thức, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số hoặc trong trường hợp cần thiết khác thì Kiểm sát viên phải trực tiếp hỏi người bị giữ trước khi báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét, quyết định việc phê chuẩn. Khi cần hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Kiểm sát viên thông báo trước cho Cơ quan có thẩm quyền điều tra để phối hợp trong quá trình hỏi. Biên bản ghi lời khai của người bị giữ do Kiểm sát viên lập phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 133 Bộ luật Tố tụng hình sự và theo Mẫu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, được đưa vào hồ sơ vụ án, vụ việc, lưu hồ sơ kiểm sát.
2. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, lãnh đạo Viện phải quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn; thời hạn này được tính liên tục, kể cả trong và ngoài giờ làm việc.
Ngay sau khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Kiểm sát viên tiến hành các hoạt động như kiểm tra hồ sơ, bảo đảm đầy đủ tài liệu, chứng cứ; xác định thẩm quyền, căn cứ của việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp.
Xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tạm giữ được quy định như thế nào?
Tại Điều 16 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tạm giữ như sau:
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tạm giữ
1. Ngay sau khi nhận được quyết định tạm giữ, hồ sơ đề nghị phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ của Cơ quan có thẩm quyền điều tra, Kiểm sát viên tiến hành kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của việc tạm giữ, gia hạn tạm giữ để báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện giải quyết như sau:
a) Nếu thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và yêu cầu cơ quan đã ra quyết định tạm giữ trả tự do ngay cho người bị tạm giữ theo quy định tại khoản 4 Điều 117 Bộ luật Tố tụng hình sự;
b) Nếu thấy việc gia hạn tạm giữ có căn cứ và cần thiết, thì trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ, lãnh đạo Viện phải ra quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ. Nếu thấy việc gia hạn tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì ra quyết định không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và yêu cầu cơ quan đã ra quyết định tạm giữ trả tự do ngay cho người bị tạm giữ theo quy định tại khoản 2 Điều 118 Bộ luật Tố tụng hình sự. Trường hợp Viện kiểm sát đã phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ lần thứ nhất nhưng không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ lần thứ hai thì Viện kiểm sát ra quyết định trả tự do.
2. Hằng ngày, Viện kiểm sát phải kiểm sát số người bị bắt, bị tạm giữ, gia hạn tạm giữ, số người chuyển tạm giam, số người được trả tự do hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, số người Viện kiểm sát không phê chuẩn việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, không phê chuẩn gia hạn tạm giữ, số người bị bắt, bị tạm giữ nhưng không xử lý hình sự; phát hiện, tổng hợp vi phạm của Cơ quan có thẩm quyền điều tra. Hằng tuần, Viện kiểm sát cấp dưới tổng hợp, báo cáo Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp bằng văn bản.
Ngay sau khi nhận được quyết định tạm giữ, hồ sơ đề nghị phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ của Cơ quan có thẩm quyền điều tra, Kiểm sát viên tiến hành kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của việc tạm giữ, gia hạn tạm giữ để báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị.
Xét phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam, quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam được quy định như thế nào?
Tại Điều 17 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về xét phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam, quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam như sau:
Xét phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam, quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam
1. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam, văn bản đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan đến việc tạm giam, Kiểm sát viên kiểm tra tài liệu, chứng cứ, đối chiếu với quy định tại các điều 113, 119 và 173 Bộ luật Tố tụng hình sự để xác định thẩm quyền, đối tượng, căn cứ, điều kiện tạm giam, thời hạn tạm giam đối với từng bị can; báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn và trả hồ sơ cho cơ quan đề nghị phê chuẩn ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn. Đối với trường hợp bị can bị bắt tạm giam sau khi đã khởi tố vụ án thì thời hạn tạm giam không được quá thời hạn điều tra vụ án.
Trường hợp chưa rõ căn cứ thì ra văn bản yêu cầu cơ quan đề nghị phê chuẩn bổ sung tài liệu, chứng cứ để làm rõ căn cứ xem xét, quyết định việc phê chuẩn. Trong trường hợp này, thời hạn xét phê chuẩn là 03 ngày, kể từ khi Viện kiểm sát nhận được tài liệu, chứng cứ bổ sung.
Kiểm sát viên phải đóng dấu bút lục của Viện kiểm sát vào các tài liệu làm căn cứ xét phê chuẩn và trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc phê chuẩn.
2. Nếu thấy đủ căn cứ để tạm giam bị can theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự và cần thiết phải tạm giam bị can, nhưng Cơ quan điều tra không ra lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam, thì Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ án báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra ra lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam; nếu Cơ quan điều tra không thực hiện thì Viện kiểm sát ra lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam và chuyển cho Cơ quan điều tra để thực hiện.
3. Sau khi phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam bị can, Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ án phải kiểm sát chặt chẽ việc thi hành lệnh và thời hạn tạm giam bị can để kịp thời báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện giải quyết như sau:
a) Trong giai đoạn điều tra, trường hợp còn thời hạn tạm giam nhưng xét thấy biện pháp tạm giam đối với bị can không còn cần thiết thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra văn bản đề nghị Viện kiểm sát quyết định việc hủy bỏ biện pháp tạm giam hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác;
b) Trước khi hết thời hạn tạm giam 10 ngày, nếu Cơ quan điều tra chưa có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam bị can thì Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên báo cáo Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra ra văn bản đề nghị gia hạn hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam.
Chậm nhất 05 ngày, trước khi hết thời hạn tạm giam, Kiểm sát viên phải báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện để xem xét, quyết định gia hạn tạm giam hoặc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam.
4. Viện kiểm sát phải nắm chắc số liệu tạm giam; theo dõi, quản lý chặt chẽ các trường hợp không phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, không phê chuẩn lệnh tạm giam, không gia hạn tạm giam, quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp tạm giam, các trường hợp tạm giam nhưng đình chỉ điều tra do bị can không phạm tội hoặc Tòa án tuyên không phạm tội để báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện. Hằng tháng, Viện kiểm sát cấp dưới tổng hợp, báo cáo Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp bằng văn bản.
Kiểm sát viên kiểm tra tài liệu, chứng cứ, đối chiếu với quy định của pháp luật, xác định thẩm quyền, đối tượng, căn cứ, điều kiện tạm giam, thời hạn tạm giam đối với từng bị can; báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn và trả hồ sơ cho cơ quan đề nghị phê chuẩn ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.
Đối với trường hợp bị can bị bắt tạm giam sau khi đã khởi tố vụ án thì thời hạn tạm giam không được quá thời hạn điều tra vụ án.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?