Chiếu sáng quảng cáo, trang trí trong tổ chức chiếu sáng đô thị phải tuân thủ những gì?

Trong tổ chức chiếu sáng đô thị, chiếu sáng quảng cáo, trang trí phải tuân thủ các quy định thế nào? Nguồn vốn đầu tư và kế hoạch đầu tư phát triển chiếu sáng đô thị, công cộng đô thị được quy định ra sao?

Chiếu sáng khuôn viên công trình do các tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý và sử dụng được quy định như thế nào?

Tại Điều 16 Nghị định 79/2009/NĐ-CP quy định về chiếu sáng khuôn viên công trình do các tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý và sử dụng như sau:

Chiếu sáng khuôn viên công trình do các tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý và sử dụng
1. Tùy theo vị trí, chiếu sáng khuôn viên công trình phải đảm bảo các yêu cầu về thẩm mỹ, an ninh, tiết kiệm và hiệu quả, kết hợp chiếu sáng khuôn viên với chiếu sáng các công trình trong khuôn viên hoặc với các khu vực lân cận.
2. Khuôn viên của các trụ sở cơ quan quản lý nhà nước, khuôn viên công trình do các tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý và sử dụng ở tại các vị trí quan trọng trong đô thị được tổ chức chiếu sáng theo quy định của chính quyền đô thị.

Theo đó, chiếu sáng khuôn viên công trình do các tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý và sử dụng được quy định tại Điều 16 Nghị định trên.

Chiếu sáng quảng cáo, trang trí trong tổ chức chiếu sáng đô thị

Chiếu sáng quảng cáo, trang trí trong tổ chức chiếu sáng đô thị (Hình từ Internet)

Chiếu sáng quảng cáo, trang trí trong tổ chức chiếu sáng đô thị tuân thủ những gì?

Tại Điều 17 Nghị định 79/2009/NĐ-CP quy định về chiếu sáng quảng cáo, trang trí và chiếu sáng khu vực phục vụ lễ hội như sau:

Chiếu sáng quảng cáo, trang trí và chiếu sáng khu vực phục vụ lễ hội
1. Đối với chiếu sáng quảng cáo, trang trí:
a) Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, các quy định của Pháp lệnh quảng cáo và các quy định khác về quản lý chiếu sáng đô thị có liên quan;
b) Bảo đảm an toàn, tính thẩm mỹ đô thị, cấm lạm dụng chiếu sáng quảng cáo, trang trí làm ảnh hưởng đến các hoạt động giao thông và các hoạt động khác của đô thị.
2. Đối với chiếu sáng các khu vực phục vụ lễ hội:
a) Bảo đảm sự phù hợp đa dạng, độc đáo và tính thẩm mỹ cao của các khu vực được tổ chức chiếu sáng;
b) Bảo đảm an toàn cho người và không gian nơi sử dụng, phòng, chống cháy nổ;
c) Bảo đảm dễ dàng, thuận tiện trong quá trình thi công, lắp đặt và tháo dỡ.
3. Việc chiếu sáng quảng cáo, trang trí và chiếu sáng khu vực phục vụ lễ hội phải sử dụng nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng tiết kiệm và hiệu quả.
4. Thực hiện việc xã hội hóa trong tổ chức chiếu sáng quảng cáo, trang trí và chiếu sáng khu vực phục vụ lễ hội.
5. Chính quyền đô thị theo phân cấp quản lý cho phép chiếu sáng quảng cáo, trang trí, chiếu sáng khu vực phục vụ lễ hội phù hợp vị trí, quy mô của mỗi công trình hoặc khu vực cụ thể trong đô thị.

Như vậy, đối với chiếu sáng quảng cáo, trang trí trong tổ chức chiếu sáng đô thị phải:

- Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, các quy định của Pháp lệnh quảng cáo và các quy định khác về quản lý chiếu sáng đô thị có liên quan;

- Bảo đảm an toàn, tính thẩm mỹ đô thị, cấm lạm dụng chiếu sáng quảng cáo, trang trí làm ảnh hưởng đến các hoạt động giao thông và các hoạt động khác của đô thị.

Nguồn vốn đầu tư và kế hoạch đầu tư phát triển chiếu sáng đô thị, công cộng đô thị được quy định ra sao?

Tại Điều 18 Nghị định 79/2009/NĐ-CP quy định về nguồn vốn đầu tư cho phát triển chiếu sáng đô thị như sau:

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển chiếu sáng đô thị
1. Chương trình, dự án chiếu sáng đô thị được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, vốn tín dụng, vốn tài trợ nước ngoài và các nguồn vốn khác của các tổ chức và cá nhân.
2. Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển toàn bộ hoặc một phần hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị phù hợp với quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch chiếu sáng đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tại Điều 19 Nghị định 79/2009/NĐ-CP quy định về kế hoạch đầu tư phát triển chiếu sáng công cộng đô thị như sau:

Kế hoạch đầu tư phát triển chiếu sáng công cộng đô thị
1. Kế hoạch đầu tư phát triển chiếu sáng công cộng đô thị phải phù hợp với quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch chiếu sáng đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Kế hoạch đầu tư phát triển chiếu sáng công cộng đô thị hàng năm bao gồm: các giải pháp, phương án đầu tư cho các nhiệm vụ xây mới, cải tạo, thay thế, duy trì, bảo dưỡng, nâng cấp chất lượng chiếu sáng và phát triển nguồn nhân lực.
3. Kế hoạch đầu tư phát triển chiếu sáng công cộng đô thị và kinh phí thực hiện phải được đưa vào chương trình hoặc kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội hàng năm của đô thị.

Trân trọng!

Chiếu sáng đô thị
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chiếu sáng đô thị
Hỏi đáp pháp luật
Chiếu sáng quảng cáo, trang trí trong tổ chức chiếu sáng đô thị phải tuân thủ những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chiếu sáng đô thị
Nguyễn Hữu Vi
665 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chiếu sáng đô thị

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chiếu sáng đô thị

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào