Thực hiện quản lý thu, kế hoạch thu nộp Quỹ phòng chống thiên tai cấp tỉnh như thế nào?

Quản lý thu, kế hoạch thu nộp Quỹ phòng chống thiên tai cấp tỉnh thực hiện như thế nào? Nội dung chi Quỹ phòng chống thiên tai cấp tỉnh gồm những gì? Ai có thẩm quyền chi Quỹ phòng chống thiên tai cấp tỉnh? Xin được giải đáp.

Quản lý thu, kế hoạch thu nộp Quỹ phòng chống thiên tai cấp tỉnh thực hiện như thế nào?

Căm cứ Điều 15 Nghị định 78/2021/NĐ-CP quy định quản lý thu, kế hoạch thu nộp Quỹ phòng chống thiên tai cấp tỉnh như sau:

Quản lý thu, kế hoạch thu nộp
1. Thủ trưởng tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn có trách nhiệm cung cấp đầy đủ danh sách kế hoạch thu, nộp quỹ của các cá nhân do mình quản lý và nộp Quỹ cấp tỉnh theo định mức được quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều 12 Nghị định này chuyển vào tài khoản của Quỹ cấp tỉnh hoặc tài khoản ở cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền.
2. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định này có trách nhiệm thu của cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động thuộc phạm vi quản lý và chuyển vào tài khoản của Quỹ cấp tỉnh hoặc vào tài khoản ở cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thu của các đối tượng lao động khác trên địa bàn theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 12 Nghị định này và chuyển vào tài khoản ở cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền. Việc thu bằng tiền mặt phải có chứng từ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4. Thời hạn lập và phê duyệt kế hoạch thu, nộp Quỹ cấp tỉnh: Trước ngày 15 tháng 5 hàng năm.
5. Thời hạn nộp Quỹ cấp tỉnh: Đối với cá nhân nộp một lần trước 31 tháng 7 hàng năm; đối với tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn nộp tối thiểu 50% số phải nộp trước 31 tháng 7, số còn lại nộp trước 30 tháng 11 hàng năm. Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh kéo dài và ảnh hưởng phạm vi lớn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, điều chỉnh thời hạn nộp hoặc quyết định miễn, giảm đóng góp Quỹ cấp tỉnh cho phù hợp.
6. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã căn cứ đối tượng, mức đóng góp thuộc phạm vi quản lý, các đối tượng miễn, giảm, tạm hoãn để xây dựng kế hoạch thu của cơ quan, đơn vị và địa phương.
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn việc lập, phê duyệt, thông báo kế hoạch thu Quỹ cấp tỉnh đối với từng cơ quan, đơn vị có liên quan.
a) Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp và chỉ đạo Chi cục Thuế cấp huyện, khu vực trong việc hỗ trợ thu quỹ, lập kế hoạch thu Quỹ và cung cấp thông tin tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính lập ngày 31 tháng 12 hàng năm của các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn; thông tin tại điểm i, điểm k khoản 1 và khoản 2 Điều 13 cho cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch thu.
b) Cơ quan Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cung cấp thông tin về số lượng công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp, người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức và người lao động làm việc theo hợp đồng lao động của các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn cho cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch thu tại các cấp.

Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý và thu nộp Quỹ phòng chống thiên tai vào khoản của Quỹ cấp tỉnh hoặc tài khoản ở cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền.

Thời hạn nộp Quỹ cấp tỉnh: Đối với cá nhân nộp một lần trước 31 tháng 7 hàng năm; đối với tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn nộp tối thiểu 50% số phải nộp trước 31 tháng 7, số còn lại nộp trước 30 tháng 11 hàng năm. Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh kéo dài và ảnh hưởng phạm vi lớn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, điều chỉnh thời hạn nộp hoặc quyết định miễn, giảm đóng góp Quỹ cấp tỉnh cho phù hợp.

Quản lý thu, kế hoạch thu nộp Quỹ phòng chống thiên tai cấp tỉnh thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Nội dung chi Quỹ phòng chống thiên tai cấp tỉnh gồm những gì?

Theo Điều 16 Nghị định 78/2021/NĐ-CP quy định nội dung chi Quỹ phòng chống thiên tai cấp tỉnh như sau:

Nội dung chi
1. Chi hỗ trợ các hoạt động phòng, chống thiên tai, ưu tiên các hoạt động sau đây:
a) Hỗ trợ các hoạt động ứng phó thiên tai: Sơ tán dân khỏi nơi nguy hiểm; chăm sóc y tế, thực phẩm, nước uống cho người dân nơi sơ tán; tuần tra, kiểm tra phát hiện khu vực có nguy cơ xảy ra rủi ro thiên tai, sự cố công trình phòng, chống thiên tai; hỗ trợ cho lực lượng được huy động tham gia ứng phó thiên tai; hỗ trợ cho lực lượng thường trực trực ban, chỉ huy, chỉ đạo ứng phó thiên tai.
b) Cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai: Cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh, sách vở, phương tiện học tập và các nhu cầu cấp thiết khác cho đối tượng bị thiệt hại do thiên tai; hỗ trợ tu sửa nhà ở, cơ sở y tế, trường học, xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai, tu sửa nhà kết hợp làm địa điểm sơ tán phòng tránh thiên tai; hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai; tháo bỏ hạng mục, vật cản gây nguy cơ rủi ro thiên tai; hỗ trợ xử lý đảm bảo giao thông thông suốt cho những đoạn tuyến giao thông đường bộ, đường sắt quan trọng trên địa bàn bị sụt trượt, sạt lở; hỗ trợ kinh phí tu sửa, xử lý và xây dựng khẩn cấp công trình phòng, chống thiên tai tối đa không quá 03 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư 01 công trình.
c) Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa: Thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai; lập, rà soát kế hoạch phòng, chống thiên tai và phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai; hỗ trợ sắp xếp, di chuyển dân cư ra khỏi vùng thiên tai, nguy hiểm; phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, tổ chức tập huấn, nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia công tác phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương và cộng đồng; diễn tập phòng, chống thiên tai ở các cấp; mua bảo hiểm rủi ro thiên tai cho đối tượng tham gia lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã; tập huấn và duy trì hoạt động cho các đối tượng tham gia hộ đê, lực lượng quản lý đê nhân dân, lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã, tình nguyện viên phòng, chống thiên tai; hỗ trợ xây dựng công cụ, phần mềm, quan trắc, thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai tại cộng đồng; mua sắm, đầu tư phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai theo quy định.
2. Căn cứ nội dung chi của Quỹ cấp tỉnh tại khoản 1 Điều này và số thu thực tế trên địa bàn mỗi cấp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã giữ lại tối đa không quá 28% số thu trên địa bàn để hỗ trợ chi thù lao cho lực lượng trực tiếp thu (không quá 5%); chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu quỹ (không quá 3%) và chi thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tại cấp xã (không quá 20%). Số tiền thu quỹ còn lại (tối thiểu 72% số thu trên địa bàn) nộp vào tài khoản quỹ ở cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền. Đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo và các xã khu vực III, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ tối thiểu cho Ủy ban nhân dân cấp xã phải bằng số tiền của cấp xã (trừ các xã nêu trên) được phân bổ thấp nhất.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện giữ lại tối đa không quá 23% số thu trên địa bàn (bao gồm cả số thu của cấp xã) để chi thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tại cấp huyện (không quá 20%) và chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu quỹ (không quá 3%). Số tiền còn lại (tối thiểu 77% số thu trên địa bàn) nộp vào tài khoản của Quỹ cấp tỉnh.
c) Sau khi các cấp có báo cáo quyết toán kinh phí, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thu hồi khoản phân bổ nếu còn dư hoặc quyết định phân bổ khi nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tại cấp huyện, xã đã sử dụng hết.
3. Chi phí quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ cấp tỉnh nhưng không vượt quá 3% tổng số thu của Quỹ cấp tỉnh.

Quỹ phòng chống thiên tai cấp tỉnh được chi cho việc hỗ trợ các hoạt động phòng, chống thiên tai và chi phí quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ cấp tỉnh nhưng không vượt quá 3% tổng số thu của Quỹ cấp tỉnh.

Ai có thẩm quyền chi Quỹ phòng chống thiên tai cấp tỉnh?

Tại Điều 17 Nghị định 78/2021/NĐ-CP quy định thẩm quyền chi Quỹ phòng chống thiên tai cấp tỉnh như sau:

Thẩm quyền chi
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết nội dung chi và mức chi của Quỹ cấp tỉnh tại Điều 16 Nghị định này theo đề nghị của cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã quyết định nội dung chi và mức chi thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai ngoài các nội dung chi tại khoản 1 Điều 16 cho các đối tượng theo đề nghị của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cùng cấp.
3. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, tổ chức liên quan; tổ chức kiểm tra, rà soát và đề xuất trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
4. Thực hiện việc điều chuyển cho Quỹ trung ương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc cho các Quỹ cấp tỉnh của địa phương khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thẩm quyền chi Quỹ phòng chống thiên tai cấp tỉnh thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, tổ chức liên quan; tổ chức kiểm tra, rà soát và đề xuất trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Trân trọng!

Thiên tai
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thiên tai
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu cấp độ rủi ro thiên tai do động đất?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có quyền quyết định sử dụng Quỹ phòng chống thiên tai?
Hỏi đáp Pháp luật
Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ? Các loại thiên tai nào được dự báo, cảnh báo và truyền tin?
Hỏi đáp Pháp luật
Bản tin chính dự báo áp thấp nhiệt đới, bão sẽ ban hành vào khung giờ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn kỹ thuật giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm Bộ Tư lệnh Thành phố trong phòng, chống và khắc phục hậu quả cháy rừng do tự nhiên trên địa bàn Hồ Chí Minh là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Việc thực hiện báo cáo quyết toán Quỹ phòng chống thiên tai cấp tỉnh được quy định ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Thực hiện quản lý thu, kế hoạch thu nộp Quỹ phòng chống thiên tai cấp tỉnh như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về nguồn tài chính Quỹ phòng chống thiên tai cấp tỉnh?
Hỏi đáp pháp luật
Quỹ phòng chống thiên tai có những nội dung chi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thiên tai
Phan Hồng Công Minh
1,386 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào