Quy định về trách nhiệm tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng ra sao?
- Trách nhiệm tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền hạn của người tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
- Mối quan hệ của cơ quan quản lý nơi tiếp công dân với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý, giải quyết vụ việc của công dân trong Bộ Quốc phòng?
Trách nhiệm tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 166/2021/TT-BQP quy định trách nhiệm tiếp công dân như sau:
Trách nhiệm tiếp công dân
1. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân của Bộ Quốc phòng, bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để tiếp công dân theo quy định;
b) Mỗi tháng, bố trí thời gian tiếp công dân ít nhất 01 ngày tại Trụ sở tiếp công dân Bộ Quốc phòng (trừ trường hợp đột xuất). Ban hành văn bản từ chối tiếp công dân và thực hiện tiếp công dân đột xuất theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng;
c) Chỉ đạo Thanh tra Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ việc của công dân phục vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tiếp tại Trụ sở.
2. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị các cấp (từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên)
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân của cơ quan, đơn vị mình, bảo đảm các điều kiện vật chất phục vụ cho việc tiếp công dân theo quy định tại Thông tư này. Chỉ đạo cơ quan chức năng tiếp nhận, phân loại, hướng dẫn, trả lời đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; thông báo về việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân với cơ quan, đơn vị liên quan. Đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc quyền thực hiện tiếp công dân theo quy định của pháp luật; chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ đãi ngộ đối với người làm công tác tiếp công dân, người được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ làm việc tại nơi tiếp công dân theo quy định;
b) Phân công chỉ huy phụ trách và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cấp trên về công tác tiếp công dân thuộc phạm vi cấp mình quản lý. Thực hiện việc ủy quyền của Thủ trưởng cấp trên về công tác tiếp công dân;
c) Cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng trực tiếp tiếp công dân ít nhất 01 ngày trong 01 tháng; cấp còn lại trực tiếp tiếp công dân ít nhất 02 ngày trong 01 tháng;
d) Thực hiện tiếp công dân theo yêu cầu của cấp trên;
đ) Ngoài lịch tiếp công dân định kỳ, thực hiện tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Tiếp công dân năm 2013;
e) Các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này khi có công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, trực ban báo cáo chỉ huy và thông báo cho cơ quan chính trị hoặc cán bộ chính trị (nơi không có cơ quan chính trị) phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan giúp chỉ huy tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm của Ủy ban Kiểm tra Đảng các cấp
Ủy ban Kiểm tra Đảng giúp Đảng ủy cùng cấp tiếp công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh những vấn đề liên quan đến kỷ luật Đảng, phẩm chất cán bộ, đảng viên trong sinh hoạt cũng như thực hiện nhiệm vụ tại tổ chức Đảng thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Trách nhiệm của Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng
a) Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thống nhất quản lý công tác tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về quản lý, điều hành Trụ sở tiếp công dân Bộ Quốc phòng. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tiếp công dân tại Trụ sở. Ban hành Nội quy Trụ sở tiếp công dân-Bộ phận Một cửa Bộ Quốc phòng;
b) Phân công cơ quan thực hiện đón tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân Bộ Quốc phòng; tiếp nhận, đăng ký, phân loại, chuyển đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết; hướng dẫn công dân đến các phòng tiếp công dân của các cơ quan chức năng tại Trụ sở; gửi thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân biết;
c) Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân Bộ Quốc phòng thực hiện tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
d) Định kỳ hằng quý chủ trì giao ban với đại diện của cơ quan, đơn vị tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân Bộ Quốc phòng; khi cần thiết mời đại diện cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ Trụ sở tiếp công dân cùng tham dự. Chỉ đạo, đôn đốc thực hiện chế độ tổng hợp báo cáo công tác tiếp công dân trong toàn quân.
5. Trách nhiệm của Chánh Thanh tra quốc phòng, Chánh Thanh tra Bộ đội Biên phòng các cấp
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao tham mưu, đề xuất với lãnh đạo, chỉ huy cấp mình về việc triển khai, điều hành và thực hiện tiếp công dân theo đúng quy định của pháp luật.
Trách nhiệm tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng được quy định cụ thể tại Điều 8 Thông tư 166/2021/TT-BQP bao gồm các quy định về trách nhiệm tiếp công dân của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; người đứng đầu cơ quan, đơn vị các cấp (từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên); Ủy ban Kiểm tra Đảng các cấp; Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng; Chánh Thanh tra quốc phòng, Chánh Thanh tra Bộ đội Biên phòng các cấp.
Quy định về trách nhiệm tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng ra sao? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền hạn của người tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Theo Điều 9 Thông tư 166/2021/TT-BQP quy định tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền hạn của người tiếp công dân như sau:
Tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền hạn của người tiếp công dân
1. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ; am hiểu thực tiễn; có phương pháp vận động, thuyết phục quần chúng; có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao.
2. Nắm vững đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chế độ, quy định của Bộ Quốc phòng; thực hiện trách nhiệm của người tiếp công dân theo quy định tại Điều 8 Luật Tiếp công dân năm 2013 và Thông tư số 01/2021/TT-TTCP ngày 11/3/2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Thanh tra và cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân.
3. Chỉ được tiếp công dân tại trụ sở, địa điểm tiếp công dân của cơ quan, đơn vị và được từ chối tiếp công dân theo quy định tại Điều 9 Luật Tiếp công dân năm 2013.
Người tiếp công dân có các tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền hạn như sau:
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ; am hiểu thực tiễn; có phương pháp vận động, thuyết phục quần chúng; có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao.
- Nắm vững đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chế độ, quy định của Bộ Quốc phòng; thực hiện trách nhiệm của người tiếp công dân theo quy định tại Điều 8 Luật Tiếp công dân năm 2013 và Thông tư số 01/2021/TT-TTCP ngày 11/3/2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Thanh tra và cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân.
- Chỉ được tiếp công dân tại trụ sở, địa điểm tiếp công dân của cơ quan, đơn vị và được từ chối tiếp công dân theo quy định tại Điều 9 Luật Tiếp công dân năm 2013.
Mối quan hệ của cơ quan quản lý nơi tiếp công dân với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý, giải quyết vụ việc của công dân trong Bộ Quốc phòng?
Tại Điều 10 Thông tư 166/2021/TT-BQP quy định mối quan hệ của cơ quan quản lý nơi tiếp công dân với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý, giải quyết vụ việc của công dân như sau:
Mối quan hệ của cơ quan quản lý nơi tiếp công dân với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý, giải quyết vụ việc của công dân
1. Khi nhận được nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do cơ quan quản lý nơi tiếp công dân các cấp chuyển đến, trong thời hạn 10 ngày làm việc, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết xem xét, xử lý và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết cho cơ quan quản lý nơi tiếp công dân đã chuyển đến.
2. Cơ quan tiếp công dân có quyền theo dõi, đôn đốc, yêu cầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, giải quyết kịp thời, đúng thời hạn quy định và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết đối với vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho cơ quan tiếp công dân đã chuyển đến biết.
3. Trường hợp cơ quan tiếp công dân đã yêu cầu hai lần nhưng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giải quyết vẫn không thực hiện hoặc cố tình không chấp hành thì Thủ trưởng cơ quan tiếp công dân có quyền kiến nghị chỉ huy cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giải quyết; đồng thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo hoặc biện pháp xử lý của chỉ huy cấp mình.
Cơ quan quản lý nơi tiếp công dân với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý, giải quyết vụ việc của công dân trong Bộ Quốc phòng có quan hệ phối hợp, giám sát lẫn nhau trong thực hiện tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn xếp lương giáo viên THCS theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT?
- Mẫu Biên bản kiểm phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ bảo vệ môi trường 2024?
- Đối tượng được đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 chi tiết mới nhất?
- Mẫu phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Thông tư 105?
- Mẫu Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo?