Gửi và công khai văn bản đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế tiền thuế nợ như thế nào?
- Gửi và công khai văn bản đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế tiền thuế nợ như thế nào?
- Tổ chức thực hiện cưỡng chế tiền thuế nợ bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ra sao?
- Khôi phục tình trạng pháp lý cho doanh nghiệp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế tiền thuế nợ như thế nào?
Gửi và công khai văn bản đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế tiền thuế nợ như thế nào?
Căn cứ tiết 7.5 tiểu mục 7 Mục II Phần B Quy trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm theo Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 quy định về gửi và công khai văn bản đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế tiền thuế nợ như sau:
- Văn bản đề nghị thu hồi được gửi đến NNT bị cưỡng chế, đơn vị chủ quản/Công ty mẹ của NNT bị cưỡng chế (nếu có) và cơ quan có thẩm quyền để thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngay trong ngày ban hành văn bản.
- Hình thức gửi: Văn bản đề nghị thu hồi được gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực quản lý thuế, trường hợp chưa đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực quản lý thuế thì văn bản đề nghị thu hồi được gửi bằng thư bảo đảm qua đường bưu chính hoặc giao trực tiếp.
- Cơ quan thuế có trách nhiệm đăng tải thông tin về NNT bị cưỡng chế lên trang thông tin điện tử ngành thuế như sau:
+ Trường hợp thực hiện ký điện tử thì hệ thống ứng dụng quản lý thuế tự động công khai các thông tin theo mẫu số 01/CKCC ban hành kèm theo quy trình này.
+ Trường hợp không thực hiện ký điện tử, công chức thực hiện nhập thông tin trên văn bản đề nghị thu hồi vào hệ thống để công khai.
Văn bản đề nghị thu hồi được gửi đến NNT bị cưỡng chế, đơn vị chủ quản/Công ty mẹ của NNT bị cưỡng chế (nếu có) và cơ quan có thẩm quyền để thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngay trong ngày ban hành văn bản được gửi bằng phương thức điện tử hoặc bằng thư bảo đảm qua đường bưu chính hoặc giao trực tiếp. Và cơ quan thuế có trách nhiệm đăng tải thông tin về NNT bị cưỡng chế lên trang thông tin điện tử ngành thuế.
Gửi và công khai văn bản đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế tiền thuế nợ (Hình từ Internet)
Tổ chức thực hiện cưỡng chế tiền thuế nợ bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ra sao?
Theo tiết 7.6 tiểu mục 7 Mục II Phần B Quy trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 quy định về tổ chức thực hiện cưỡng chế tiền thuế nợ bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như sau:
Hằng ngày, công chức theo dõi việc thực hiện thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cụ thể như sau:
a) Trong thời gian từ ngày cơ quan thuế có văn bản đề nghị thu hồi gửi cơ quan đăng ký kinh doanh đến ngày cơ quan đăng ký kinh doanh có quyết định thu hồi hoặc có văn bản về việc không thu hồi thì công chức trình lãnh đạo cơ quan thuế có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế khác phù hợp để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý thuế.
b) Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh có văn bản thông báo cho cơ quan thuế về việc không thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công chức tiếp tục thực hiện theo dõi khoản nợ của NNT và trình lãnh đạo cơ quan thuế tiếp tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác để thu tiền thuế nợ vào NSNN.
c) Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh đã ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì công chức thực hiện phân loại tiền thuế nợ theo đúng quy định và tiếp tục theo dõi các khoản tiền thuế nợ của người nộp thuế để xem xét thực hiện các biện pháp xử lý nợ (khoanh nợ, xóa nợ) theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Công chức theo dõi việc thực hiện thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời gian từ ngày cơ quan thuế có văn bản đề nghị thu hồi gửi cơ quan đăng ký kinh doanh đến ngày cơ quan đăng ký kinh doanh có quyết định thu hồi hoặc có văn bản về việc không thu hồi thì trình lãnh đạo cơ quan thuế có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế khác phù hợp để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý thuế. Khi cơ quan đăng ký kinh doanh có văn bản thông báo cho cơ quan thuế về việc không thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công chức tiếp tục thực hiện theo dõi khoản nợ của NNT và trình lãnh đạo cơ quan thuế tiếp tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác để thu tiền thuế nợ vào NSNN. Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh đã ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì công chức thực hiện phân loại tiền thuế nợ theo đúng quy định và tiếp tục theo dõi các khoản tiền thuế nợ của người nộp thuế để xem xét thực hiện các biện pháp xử lý nợ (khoanh nợ, xóa nợ) theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Khôi phục tình trạng pháp lý cho doanh nghiệp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế tiền thuế nợ như thế nào?
Tại tiết 7.7 tiểu mục 7 Mục II Phần B Quy trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 quy định về khôi phục tình trạng pháp lý cho doanh nghiệp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế tiền thuế nợ như sau:
Trong thời gian quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, NNT nộp đủ số tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước; hoặc số tiền bị cưỡng chế đã được cơ quan thuế ban hành quyết định nộp dần tiền thuế nợ hoặc gia hạn nộp thuế hoặc miễn tiền chậm nộp tiền thuế hoặc không tính tiền chậm nộp và người nộp thuế có văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp thì công chức thực hiện:
a) Chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị khôi phục trình trạng pháp lý của doanh nghiệp, công chức dự thảo văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp (mẫu 07-1/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP), kèm theo các hồ sơ:
- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước/Quyết định chấp thuận nộp dần tiền thuế nợ/Quyết định gia hạn nộp thuế/Quyết định miễn tiền chậm nộp/Thông báo không tính tiền chậm nộp.
- Văn bản của người nộp thuế đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.
- Các tài liệu khác (nếu có).
b) Trình lãnh đạo phòng/đội để trình lãnh đạo cơ quan thuế ký, ban hành văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.
c) Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp, Lãnh đạo cơ quan thuế ký và ban hành văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp gửi cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định.
Người nộp thuế có văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp thì công chức phải có dự thảo văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trình lãnh đạo cơ quan thuế ký, ban hành văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp. Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp, Lãnh đạo cơ quan thuế ký và ban hành văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp gửi cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?