Lựa chọn tổ chức, cá nhân bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như thế nào?
Lựa chọn tổ chức, cá nhân bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như thế nào?
Tại Điều 13 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy định về lựa chọn tổ chức, cá nhân bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:
1. Cơ quan được giao quản lý tài sản thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi. Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được giao cho doanh nghiệp nhà nước quản lý, khai thác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 23 Luật Thủy lợi thì doanh nghiệp nhà nước tự thực hiện bảo trì hoặc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện bảo trì theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân để bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, trừ trường hợp Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ theo quy định của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích hoặc giao việc bảo trì cho nhà thầu thi công theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp cho thuê quyền khai thác hoặc chuyển nhượng có thời hạn tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật thì việc bảo trì thực hiện theo Hợp đồng ký kết.
Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân để bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, trừ trường hợp Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ theo quy định của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích hoặc giao việc bảo trì cho nhà thầu thi công theo quy định của pháp luật.
Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi (Hình từ Internet)
Kinh phí thực hiện bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?
Tại Điều 14 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy định về kinh phí thực hiện bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:
1. Kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được bố trí từ nguồn thu khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác của cơ quan được giao quản lý tài sản theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp sau:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đã tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
b) Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trong thời gian chuyển nhượng có thời hạn mà theo Hợp đồng chuyển nhượng doanh nghiệp nhận chuyển nhượng phải chịu trách nhiệm thực hiện việc bảo trì theo Hợp đồng chuyển nhượng.
2. Việc lập, phê duyệt kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.
Kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được bố trí từ nguồn thu khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác của cơ quan được giao quản lý tài sản theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp sau:
- Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đã tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trong thời gian chuyển nhượng có thời hạn mà theo Hợp đồng chuyển nhượng doanh nghiệp nhận chuyển nhượng phải chịu trách nhiệm thực hiện việc bảo trì theo Hợp đồng chuyển nhượng.
Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như thế nào?
Tại Điều 15 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy định về khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:
1. Các phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Nhà nước đầu tư xây dựng:
a) Nhà nước giao cho đơn vị khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thực hiện khai thác theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Thủy lợi và quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định này;
b) Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo quy định tại Điều 18 Nghị định này;
c) Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;
d) Phương thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ vào quy hoạch phát triển, kế hoạch đầu tư, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu quản lý, khả năng khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi và phương thức quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan được giao quản lý tài sản lập kế hoạch khai thác đối với tài sản được giao quản lý, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đã được cơ quan, người có thẩm quyền ký kết hoặc chấp thuận theo đúng quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn của hợp đồng ký kết. Trường hợp không đúng quy định của pháp luật thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
Các phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Nhà nước đầu tư xây dựng:
- Nhà nước giao cho đơn vị khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thực hiện khai thác theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Thủy lợi và quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định này;
- Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo quy định tại Điều 18 Nghị định này;
- Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;
- Phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?