Theo quy định, vấn đề văn hóa quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như thế nào?

Văn hóa quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp bảo hiểm được quy định ra sao? Yêu cầu đối với các quy trình nghiệp vụ trong kiểm soát nội bộ đối với doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như thế nào? Hoạt động kiểm soát nội bộ đối với doanh nghiệp bảo hiểm được quy định ra sao? Nhờ anh chị tư vấn theo quy định mới nhất, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

1. Văn hóa quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp bảo hiểm được quy định ra sao?

Tại Điều 10 Thông tư 70/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) quy định về văn hóa quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp bảo hiểm như sau:

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài xây dựng văn hóa quản trị rủi ro thông qua việc ban hành và thực hiện bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, chế độ khen thưởng, kỷ luật.

2. Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

a) Nhân viên thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền được giao một cách trung thực vì lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài; không lợi dụng chức vụ, thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài để thu lợi cá nhân, làm tổn hại tới lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;

b) Các cá nhân, bộ phận có trách nhiệm báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền khi phát hiện các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản này và các hành vi vi phạm quy định pháp luật, quy định nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.

3. Quy định nội bộ về quản trị rủi ro phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

4. Chế độ khen thưởng, kỷ luật phải bảo đảm nguyên tắc chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời. Việc thực hiện khen thưởng, kỷ luật phải được đánh giá theo chức năng, nhiệm vụ được giao của từng bộ phận, cá nhân của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.

2. Yêu cầu đối với các quy trình nghiệp vụ trong kiểm soát nội bộ đối với doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như thế nào?

Tại Điều 11 Thông tư 70/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) quy định về yêu cầu đối với các quy trình nghiệp vụ trong kiểm soát nội bộ đối với doanh nghiệp bảo hiểm như sau:

1. Để bảo đảm thực hiện hoạt động kiểm soát nội bộ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải xây dựng các quy trình nghiệp vụ. Các quy trình nghiệp vụ bao gồm tối thiểu các quy trình sau: Quy trình định phí và phát triển sản phẩm bảo hiểm; quy trình khai thác, thẩm định; quy trình bồi thường và trả tiền bảo hiểm; quy trình tái bảo hiểm và quy trình kiểm soát nội bộ.

2. Các quy trình nghiệp vụ phải bảo đảm việc phân cấp và thẩm quyền phê duyệt rõ ràng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cá nhân và bộ phận thực hiện; thẩm quyền phê duyệt được xác định căn cứ vào quy mô giao dịch, hạn mức rủi ro và các giới hạn khác theo quy định nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.

3. Hoạt động kiểm soát nội bộ đối với doanh nghiệp bảo hiểm được quy định ra sao?

Tại Điều 12 Thông tư 70/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) quy định về hoạt động kiểm soát nội bộ đối với doanh nghiệp bảo hiểm như sau:

Hoạt động kiểm soát nội bộ bảo đảm các nguyên tắc sau:

1. Kiểm soát nội bộ được thực hiện đối với tất cả hoạt động, quy trình nghiệp vụ và các bộ phận của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.

2. Bộ phận kiểm soát tuân thủ phải độc lập với các bộ phận nghiệp vụ.

3. Một nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không đảm nhiệm cùng một lúc những chức vụ, nhiệm vụ có mục đích, quyền lợi mâu thuẫn hoặc chồng chéo nhau.

4. Nhân viên không được sử dụng thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài đó phục vụ cho mục đích cá nhân; không được che giấu hành vi vi phạm quy định của pháp luật và quy định nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.

5. Bảo đảm có sự kiểm tra, giám sát chéo trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ.

6. Hệ thống thông tin về tài chính phục vụ hoạt động kiểm soát nội bộ phải trung thực, hợp lý, đầy đủ, chính xác, kịp thời.

Trân trọng!

Quản trị rủi ro
Hỏi đáp mới nhất về Quản trị rủi ro
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo quản trị rủi ro của công ty chứng khoán mới nhất 2024?
Hỏi đáp pháp luật
Theo quy định, vấn đề văn hóa quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Pháp luật hiện hành quy định việc kiểm tra sức chịu đựng đối với doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
The quy định hiện hành, tổ chức quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quản trị rủi ro
Huỳnh Minh Hân
816 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quản trị rủi ro

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quản trị rủi ro

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào