Bị chân vòng kiềng có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Chân vòng kiềng có đi nghĩa vụ quân sự không?
Theo Bảng số 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe theo bệnh tật như sau:
Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn sức khỏe tuyển quân như sau:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
Theo đó, nếu bạn bị chân vòng kiềng thì điểm sức khỏe của bạn thuộc loại 4, 5 hoặc 6. Tuy nhiên, pháp luật quy chỉ tuyển quân đối với công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP .
Vậy, bạn không đủ điều kiện về sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự. Do đó bạn sẽ không tham gia nghĩa vụ quân sự trong trường hợp này.
Bị chân vòng kiềng có phải đi nghĩa vụ quân sự không? (Hình từ Internet)
Phân loại sức khỏe trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về cách phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:
Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Theo đó, sức khỏe của bạn sẽ được xếp loại theo quy định nêu trên. Loại sức khỏe sẽ được phân loại dựa vào điểm sức khỏe thấp nhất trong 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Quy định về phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự?
Theo Điều 11 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau:
1. Nội dung phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự
a) Phần I - Sơ yếu lý lịch và tiền sử bệnh tật:
- Phần sơ yếu lý lịch do Ban chỉ huy quân sự xã ghi;
- Tiền sử bệnh tật: do Trạm y tế xã ghi và chịu trách nhiệm.
b) Phần II - Khám sức khỏe: do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện ghi ở nửa bên trái và Hội đồng khám phúc tra sức khỏe của đơn vị quân đội ghi ở nửa bên phải.
2. Quản lý phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự
a) Khi chưa nhập ngũ, phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự do Ban Chỉ huy quân sự huyện quản lý;
b) Khi công dân nhập ngũ, phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự được giao cho đơn vị nhận quân, quản lý tại quân y tuyến trung đoàn và tương đương;
c) Ra quân, bàn giao lại Ban Chỉ huy quân sự huyện quản lý.
3. Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự chỉ có giá trị khi:
a) Theo đúng mẫu quy định;
b) Viết bằng bút mực hoặc bút bi, không được viết bằng bút chì;
c) Chữ viết rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt;
d) Ghi đầy đủ các nội dung quy định trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự;
đ) Không quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có kết luận về tình trạng sức khỏe, trừ trường hợp có diễn biến đặc biệt về sức khỏe.
Trên đây là quy định của pháp luật về nội dung, giá trị và việc quản lý phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?