Quy định về hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực văn hóa?
- Hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực văn hóa như thế nào?
- Cử người tham gia giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa được quy định như thế nào?
-
- Thành lập hội đồng giám định giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa được quy định như thế nào?
Hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực văn hóa như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BVHTTDL quy định hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc như sau:
2. Hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việca) Hằng năm, cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm rà soát danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc do mình quản lý. Trường hợp phát hiện người giám định tư pháp theo vụ việc không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Luật Giám định tư pháp thì có văn bản gửi Vụ Pháp chế đề nghị hủy bỏ công nhận;
b) Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp danh sách người giám định tư pháp không còn đủ điều kiện, thống kê tổ chức giám định tư pháp không còn đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Giám định tư pháp trình Lãnh đạo Bộ quyết định hủy bỏ công nhận.
Theo đó, việc hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc như sau: Hằng năm, cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm rà soát danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc do mình quản lý. Trường hợp phát hiện người giám định tư pháp theo vụ việc không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Luật Giám định tư pháp thì có văn bản gửi Vụ Pháp chế đề nghị hủy bỏ công nhận; Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp danh sách người giám định tư pháp không còn đủ điều kiện, thống kê tổ chức giám định tư pháp không còn đủ điều kiện theo quy định
Quy định về hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực văn hóa? (Hình từ Internet)
Cử người tham gia giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa được quy định như thế nào?
Theo Điều 9 Thông tư 04/2021/TT-BVHTTDL quy định cử người tham gia giám định tư pháp như sau:
1. Tại Bộ
a) Trường hợp Bộ nhận được trưng cầu giám định tư pháp có nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp nội dung trưng cầu giám định, đề xuất hình thức giám định là giám định cá nhân hoặc giám định tập thể trình Lãnh đạo Bộ quyết định cử người thực hiện giám định và hình thức giám định các nội dung trưng cầu.
Trường hợp trưng cầu giám định tư pháp có nội dung không thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan với trình Lãnh đạo Bộ từ chối giám định tư pháp và trả lời cơ quan trưng cầu giám định;
b) Trường hợp nhận được trưng cầu, yêu cầu giám định, cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tại Sở
a) Trường hợp Sở nhận được trưng cầu giám định tư pháp có nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở, Giám đốc Sở lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp nội dung trưng cầu giám định, quyết định hình thức giám định là giám định cá nhân hoặc giám định tập thể; trả lời cơ quan trưng cầu giám định danh sách người được cử thực hiện giám định và hình thức giám định các nội dung trưng cầu;
b) Trường hợp nội dung giám định không thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở, Giám đốc Sở có trách nhiệm từ chối giám định tư pháp và trả lời bằng văn bản cho cơ quan trưng cầu giám định.
3. Người được phân công giám định tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận nội dung trưng cầu giám định, tổ chức thực hiện giám định, kết luận về các nội dung giám định và trả lời cơ quan trưng cầu giám định tư pháp theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nhận thấy không đủ khả năng thực hiện giám định các nội dung được giao, người được phân công giám định tư pháp phải từ chối bằng văn bản. Văn bản từ chối được gửi cho cơ quan trưng cầu giám định và cơ quan cử người giám định.
Thành lập hội đồng giám định giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa được quy định như thế nào?
Tại Điều 10 Thông tư 04/2021/TT-BVHTTDL quy định thành lập hội đồng giám định như sau:
1. Điều kiện thành lập hội đồng giám định
a) Hội đồng giám định trong lĩnh vực văn hóa được thành lập trong các trường hợp quy định tại Điều 30 Luật giám định tư pháp;
b) Hội đồng giám định trong lĩnh vực văn hóa do Bộ trưởng quyết định thành lập.
2. Thành lập hội đồng giám định
a) Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ có liên quan lựa chọn giám định viên, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp với nội dung trưng cầu giám định, hoàn thiện hồ sơ trình Bộ trưởng quyết định thành lập hội đồng;
b) Thành phần, số lượng thành viên và cơ chế hoạt động của hội đồng giám định thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Giám định tư pháp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?