Tiêu chí nào đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng?
Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng?
Tôi là thành viên của Hội liên hiệp phụ nữ của Phường, và tôi được các cơ quan, tổ chức đơn vị luôn thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo quy định của pháp luật, nhưng tôi thắc mắc rằng tiêu chí nào đánh giá việc biện pháp phòng ngừa tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã hoàn thành tốt theo quy định mới về phòng chống tham nhũng?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định các tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng đối với từng đối tượng cụ thế sau.
1. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước có những tiêu trí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng sau đây:
- Kết quả thực hiện công khai, minh bạch;
- Kết quả kiểm soát xung đột lợi ích;
- Kết quả ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ;
- Kết quả thực hiện quy tắc ứng xử;
- Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác;
- Kết quả thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt;
- Kết quả kiểm soát tài sản, thu nhập;
- Kết quả thực hiện quy định về trách nhiệm của người đứng đầu.
2. Đối với doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực nhà nước có những tiêu trí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng sau đây:
- Kết quả xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ;
- Kết quả thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch;
- Kiểm soát xung đột lợi ích;
- Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu.
Trên đây là những tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực nhà nước.
Các tiêu chí đánh giá việc phát hiện và xử lý tham nhũng?
Theo quy định mới về vấn đề tham nhũng thì các tiêu chí đánh giá việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định tiêu chí đánh giá việc phát hiện và xử lý tham nhũng như sau:
1. Tiêu chí đánh giá việc phát hiện tham nhũng bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
a) Kết quả phát hiện tham nhũng qua công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán;
b) Kết quả phát hiện tham nhũng qua phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng;
c) Kết quả phát hiện tham nhũng qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
2. Tiêu chí đánh giá việc xử lý tham nhũng bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
a) Kết quả xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính với tổ chức, cá nhân có vi phạm;
b) Kết quả xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng;
c) Kết quả xử lý hình sự người có hành vi tham nhũng;
d) Số lượng tiền, tài sản tham nhũng được kiến nghị thu hồi.
Trên đây là những quy định của pháp luật về các tiêu chí đánh giá việc phát hiện và xử lý tham nhũng.
Tổ chức đánh giá về việc phòng, chống tham nhũng?
Tôi thấy rằng hiện nay vấn đề tham nhũng đang xảy ra rất nhiều trong các cơ quan nhà nước, để thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng thì nhà nước có chủ trương tổ chức đánh giá việc phòng chống tham nhũng như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 21 Nghị định 59/2019/NĐ-CP đã quy định cụ thể về việc tổ chức công tác đánh giá về việc phòng, chống tham nhũng được tổ chức cụ thể như sau:
1. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm xây dựng Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng nhằm đảm bảo việc thực hiện thống nhất, khách quan và đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước. Nội dung của tài liệu hướng dẫn bao gồm: nội dung, phạm vi, đối tượng, phương pháp đánh giá, trình tự, thủ tục tiến hành đánh giá.
2. Hằng năm, căn cứ vào Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành Kế hoạch đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở tổng hợp các thông tin, tài liệu, hồ sơ, báo cáo của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc thực hiện việc đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả đánh giá của ngành, cấp mình và gửi kết quả đánh giá cho Thanh tra Chính phủ để tổng hợp.
4. Kết quả đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng được sử dụng để xây dựng báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định tại . Điều 16 của Luật Phòng, chống tham nhũng."
Tổ chức công tác đánh giá về việc phòng, chống tham nhũng được tổ chức rất chặt chẽ từ việc lên kế hoạch cho đến kết quá đánh giá.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở tổng hợp của các thông tin, tài liệu, hồ sơ, báo cáo của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc thực hiện việc đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?