Theo quy định, trình tự Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội tại hai kỳ họp Quốc hội được quy định ra sao?
Trình tự Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội tại hai kỳ họp Quốc hội như thế nào?
Tại Điều 51 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về trình tự Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội tại hai kỳ họp Quốc hội như sau:
1. Tại kỳ họp thứ nhất:
a) Đại diện Chính phủ trình bày tờ trình hoặc báo cáo;
b) Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Đại diện cơ quan, tổ chức báo cáo Quốc hội về lĩnh vực có liên quan theo phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
d) Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội, tại Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;
đ) Trong quá trình thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, thành viên Chính phủ giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về những vấn đề liên quan đến tờ trình, báo cáo, dự thảo nghị quyết.
2. Trong thời gian giữa hai kỳ họp, Chính phủ chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra và các cơ quan có liên quan tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
3. Tại kỳ họp thứ hai:
a) Trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp trước, Chính phủ trình Quốc hội tờ trình, báo cáo và dự thảo nghị quyết đã được tiếp thu, chỉnh lý;
b) Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Đại diện cơ quan, tổ chức báo cáo Quốc hội về lĩnh vực có liên quan theo phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
d) Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội, tại Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;
đ) Trong quá trình thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, thành viên Chính phủ giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về những vấn đề liên quan đến tờ trình, báo cáo, dự thảo nghị quyết;
e) Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với các cơ quan có liên quan, Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết; báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
g) Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
4. Trong trường hợp dự thảo nghị quyết chưa được thông qua thì Quốc hội xem xét, quyết định theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội tại hai kỳ họp Quốc hội sẽ thông qua 02 kỳ họp. Trong trường hợp dự thảo nghị quyết chưa được thông qua thì Quốc hội xem xét, quyết định theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo quy định, trình tự Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội tại hai kỳ họp Quốc hội được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Xem xét đề nghị của Chủ tịch nước về việc xem xét lại pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được quy định như thế nào?
Tại Điều 52 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về trình tự Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội tại hai kỳ họp Quốc hội như sau:
1. Hồ sơ đề nghị của Chủ tịch nước về việc xem xét lại pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bao gồm:
a) Tờ trình của Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội xem xét lại pháp lệnh;
b) Hồ sơ dự án pháp lệnh;
c) Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
d) Tài liệu khác (nếu có).
2. Quốc hội xem xét đề nghị của Chủ tịch nước theo trình tự sau đây:
a) Chủ tịch nước trình bày tờ trình;
b) Đại diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày báo cáo;
c) Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổ đại biểu Quốc hội;
d) Trong quá trình thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về những vấn đề liên quan;
đ) Quốc hội biểu quyết.
Xem xét đề nghị của Chủ tịch nước về việc xem xét lại pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được quy định cụ thể trên.
Quyết định đại xá tại kỳ họp quốc hội được quy định như thế nào?
Tại Điều 53 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về quyết định đại xá tại kỳ họp quốc hội như sau:
1. Hồ sơ trình Quốc hội quyết định đại xá bao gồm:
a) Tờ trình của Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội quyết định đại xá;
b) Dự thảo nghị quyết;
c) Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
d) Tài liệu khác (nếu có).
2. Quốc hội quyết định đại xá theo trình tự sau đây:
a) Chủ tịch nước trình bày tờ trình;
b) Đại diện Ủy ban Tư pháp của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra;
c) Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổ đại biểu Quốc hội;
d) Trong quá trình thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, Chủ tịch nước giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về những vấn đề liên quan;
đ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chủ tịch nước chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
e) Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
g) Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
Trên đây là quy định về Quyết định đại xá tại kỳ họp quốc hội.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?