Theo quy định, trình tự phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh tại kỳ họp Quốc hội ra sao?
Trình tự phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh tại kỳ họp Quốc hội như thế nào?
Tại Điều 39 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về trình tự phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh và Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh như sau:
1. Chủ tịch nước trình Quốc hội danh sách Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
2. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
3. Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh bằng hình thức bỏ phiếu kín.
4. Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết.
5. Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
6. Quốc hội thảo luận.
7. Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
8. Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
Trình tự phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
Theo quy định, trình tự phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh tại kỳ họp Quốc hội ra sao? (Hình từ Internet)
Trình tự phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại kỳ họp Quốc hội?
Tại Điều 40 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về trình tự phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại kỳ họp Quốc hội như sau:
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình danh sách để Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Đại diện Ủy ban Tư pháp của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra.
3. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, mời Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tham dự để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
4. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội.
5. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
6. Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bằng hình thức bỏ phiếu kín.
7. Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết.
8. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội dự thảo nghị quyết phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
9. Quốc hội thảo luận.
10. Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
11. Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
Trình tự phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại kỳ họp sẽ do Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
3. Trình tự phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia về danh sách Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia và Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia tại kỳ họp Quốc hội như thế nào?
Tại Điều 41 Nội quy kỳ họp Quốc hội Ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 (có hiệu lực từ ngày 15/03/2023) có quy định về trình tự phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia về danh sách Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia và Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia tại kỳ họp Quốc hội như sau:
1. Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia trình Quốc hội danh sách Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia.
2. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, mời Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia tham dự để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
3. Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội.
4. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
5. Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia về danh sách Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia bằng hình thức bỏ phiếu kín.
6. Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết.
7. Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia.
8. Quốc hội thảo luận.
9. Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
10. Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?