Gia tốc lực trọng trường tại điểm trọng lực hạng I, hạng II được xác định như thế nào?
Xác định gia tốc lực trọng trường tại điểm trọng lực hạng I, hạng II được quy định như thế nào?
Tại Điều 12 Thông tư 11/2020/TT-BTNMT quy định như sau:
1. Việc đo gia tốc lực trọng trường tại điểm trọng lực hạng I bằng phương pháp tuyệt đối quy trình đo được thực hiện như đối với việc đo gia tốc lực trọng trường tại điểm trọng lực cơ sở được quy định tại Điều 11 của Thông tư này. Trong đó thời gian đo tối thiểu một ca đo là 12 giờ tương ứng với 12 SET đo, trường hợp sai số trung phương của các giá trị gia tốc lực trọng trường > ± 0,03 mGal thì phải tiến hành đo lại ca đo đó.
2. Việc xác định gia tốc lực trọng trường cho điểm trọng lực hạng I, hạng II bằng phương pháp đo tương đối được thực hiện như sau:
b) Công tác chuẩn bị: phương tiện đo trọng lực tương đối đã được kiểm định, hiệu chuẩn đạt yêu cầu; máy tính, thiết bị lưu trữ dữ liệu, sổ đo theo Mẫu số 04b ban hành kèm theo Thông tư này và các thiết bị phụ trợ khác kèm theo;
c) Xác định tuyến đo theo nguyên tắc đảm bảo thời gian di chuyển giữa các điểm trên tuyến đo ngắn nhất, vận chuyển phương tiện đo an toàn, ổn định;
d) Việc xác định hiệu gia tốc lực trọng trường giữa hai mốc trọng lực liền kề A - B được thực hiện theo quy trình sau:
Tại mốc A đặt phương tiện đo trọng lực tương đối, cân bằng và tiến hành đọc số 3 lần, tính giá trị trung bình. Di chuyển phương tiện đo đến mốc B thao tác tương tự như tại mốc A. Sau đó quay lại mốc A để đo và kết thúc một chuyến đo. Dựa vào kết quả đo xác định được hiệu gia tốc lực trọng trường cạnh A - B.
Thực hiện 5 chuyến đo, xác định được 5 giá trị hiệu gia tốc lực trọng trường. Sai số trung phương các hiệu gia tốc lực trọng trường nhận được từ 5 chuyến đo đối với cạnh hạng I phải ≤ ± 0,020 mGal và ≤ ± 0,035 mGal đối với cạnh hạng II.
d) Được phép sử dụng đồng thời 5 phương tiện đo trọng lực tương đối có độ chính xác đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 8 của Thông tư này để rút ngắn thời gian đo đạc;
đ) Trong một chuyến đo có thể thực hiện theo theo quy trình A - B - A như trên hoặc A - B - C ... C - B - A, nhưng phải tiến hành liên tục, không gián đoạn và thời gian chuyến đo phải nằm trong khoảng dịch chuyển tuyến tính điểm “0” của phương tiện đo;
e) Trong quá trình đo, các thông tin về người đo, ca đo, thời gian đo, các điều kiện thời tiết phải được ghi chép đầy đủ vào nhật ký đo;
g) Kết thúc chuyến đo phải tiến hành sao lưu kết quả đo vào thiết bị lưu trữ dữ liệu kèm theo nhật ký đo phục vụ việc tính toán và giao nộp thành quả.
Gia tốc lực trọng trường tại điểm trọng lực hạng I, hạng II được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tính toán, bình sai mạng lưới trọng lực quốc gia được quy định như thế nào?
Theo Điều 13 Thông tư 11/2020/TT-BTNMT quy định như sau:
1. Tính toán giá trị gia tốc lực trọng trường của điểm gốc trọng lực quốc gia, điểm trọng lực cơ sở và điểm trọng lực hạng I khi đo bằng phương pháp tuyệt đối.
b) Tính toán các số hiệu chỉnh: Số hiệu chỉnh do ảnh hưởng của áp suất khí quyển (δց1); số hiệu chỉnh do ảnh hưởng của triều trái đất (δց2); số hiệu chỉnh do ảnh hưởng của chuyển động cực trái đất (δց3); số hiệu chỉnh do ảnh hưởng thay đổi mực nước ngầm (δց4); số hiệu chỉnh do chuyển đổi giá trị trọng lực từ tâm phương tiện đo về mặt mốc (δց5); số hiệu chỉnh do ảnh hưởng của thủy triều (δց6), cụ thể được quy định tại Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Giá trị gia tốc lực trọng trường của điểm gốc trọng lực quốc gia được tính theo công thức (2) và giá trị gia tốc lực trọng trường của điểm trọng lực cơ sở, trọng lực hạng I khi đo bằng phương pháp trọng lực tuyệt đối được tính theo công thức (3):
Trong đó: ց0 là trị đo gia tốc lực trọng trường của phương tiện đo trọng lực tuyệt đối.
c) Tổng hợp kết quả tính toán giá trị gia tốc lực trọng trường đo bằng phương pháp tuyệt đối theo bảng 1, Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tính toán hiệu gia tốc lực trọng trường của điểm trọng lực hạng I, hạng II khi đo bằng phương pháp trọng lực tương đối:
a) Chuyển số đọc của phương tiện đo trọng lực về đơn vị mGal theo công thức (4):
R'=r.C (4)
R' là số đọc của phương tiện đo trọng lực tại điểm đo đã chuyển về mGal;
r là số đọc trên phương tiện đo trọng lực tại điểm đo;
C là hằng số của phương tiện đo trọng lực tương đối.
b) Tính số đo của phương tiện đo trọng lực tại điểm A theo công thức (5):
Trong đó: δg2 là số hiệu chỉnh do ảnh hưởng của triều trái đất tại điểm đo.
c) Tính các số hiệu chỉnh Honcasalo (δghoncasalo) của phương pháp đo tương đối được tính theo công thức (6):
Trong đó: BA, BB - là các vĩ độ địa lý tại điểm A và B; k=1,2.
d) Tính hiệu gia tốc lực trọng trường giữa hai điểm đo A và B khi đo theo đồ hình A - B - A hoặc A - B - C...C - B - A theo công thức (7):
Trong đó: RA, RB là số đo của phương tiện đo trọng lực tại điểm A và điểm B đã được chuyển về đơn vị mGal; δgxd là số hiệu chỉnh do sự dịch chuyển điểm “0” của phương tiện đo trọng lực, được xác định theo công thức (8):
Trong đó: RA1, RA2, là số đọc của phương tiện đo trọng lực lúc bắt đầu và lúc kết thúc tại điểm A vào thời điểm TA1,TA2; T là thời điểm đo tại điểm B.
Bảng tính hiệu gia tốc lực trọng trường giữa hai điểm đo A và B theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
đ) Sau khi tính toán giá trị hiệu gia tốc lực trọng trường của các cạnh thì đưa vào bình sai mạng lưới. Mạng lưới trọng lực hạng I, hạng II khi đo bằng phương pháp tương đối phải được bình sai theo phương pháp bình phương tối thiểu dưới đây:
Sai số khép cho phép trong đa giác kín đối với lưới trọng lực hạng I được tính theo công thức (9):
Trong đó: n là tổng số cạnh trong đa giác kín.
Sai số trung phương xác định giá trị hiệu gia tốc lực trọng trường giữa 2 điểm của mạng lưới trọng lực hạng I ≤ ± 0,020 mGal đối với tổ hợp nhiều phương tiện đo.
Sai số khép cho phép trong đa giác kín đối với lưới trọng lực hạng II được tính theo công thức (10):
Trong đó: n là tổng số cạnh trong đa giác kín.
Sai số trung phương xác định giá trị hiệu gia tốc lực trọng trường giữa 2 điểm của mạng lưới trọng lực hạng II ≤ ± 0,040 mGal đối với tổ hợp nhiều phương tiện đo.
e) Tổng hợp kết quả tính toán đo bằng phương pháp tương đối theo bảng 2a và 2b, Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này.
Hệ thống kiểm định phương tiện đo trọng lực quốc gia được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 11/2020/TT-BTNMT quy định như sau:
1. Hệ thống kiểm định phương tiện đo trọng lực tuyệt đối bao gồm:
a) Mốc kiểm định được thiết kế theo quy cách mốc cơ sở gồm 02 mốc cách nhau ≤1m được đặt trong phòng kiểm định, 02 mốc có chênh cao ≤ 1m;
b) Thiết bị kiểm định bộ phận quang học của phương tiện đo trọng lực;
c) Thiết bị kiểm định sự ổn định của các bộ phận điện tử của phương tiện đo trọng lực;
d) Phương tiện đo nhiệt độ, áp suất, độ ẩm.
2. Hệ thống kiểm định phương tiện đo trọng lực tương đối bao gồm:
a) Mốc trọng lực tại phòng kiểm định phục vụ kiểm định dịch chuyển điểm “0” của phương tiện đo trọng lực tương đối ở trạng thái tĩnh;
b) Đường đáy trọng lực phục vụ kiểm định hằng số “C” và dịch chuyển điểm “0” của phương tiện đo trọng lực tương đối ở trạng thái động.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài
Chia sẻ trên Facebook
Quy định như thế nào với điểm chọn trọng lực quốc gia? Phương tiện đo trọng lực quốc gia được quy định như thế nào?
Quy định như thế nào về đo gradient đứng tại mốc trọng lực quốc gia?
Gia tốc lực trọng trường tại điểm trọng lực hạng I, hạng II được xác định như thế nào?
Mạng lưới trọng lực quốc gia được quy định như thế nào? Mạng lưới trọng lực quốc gia được thiết kế như thế nào?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mạng lưới trọng lực quốc gia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?