Việc nam giới 18 tuổi kết hôn có vi phạm pháp luật không?
Nam giới 18 tuổi muốn kết hôn có được không?
Theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các hành vi bị cấm trong hôn nhân bao gồm:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
.....
Ngoài ra, Khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích về Tảo hôn như sau:
Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.
Theo quy định trên, bạn không đủ điều kiện để kết hôn.
Việc bạn kết hôn khi 18 tuổi được coi là tảo hôn, đây hành vi bị cấm theo quy định của luật hôn nhân, do đó việc bạn kết hôn ở độ tuổi này là hành vi vi phạm pháp luật.
Việc nam giới 18 tuổi kết hôn có vi phạm pháp luật không? (Hình từ Internet)
Tiến hành kết hôn khi chưa đủ tuổi sẽ bị xử lý ra sao?
Theo Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành chính về hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.
Theo đó, nếu bạn và gia đình vẫn tổ chức kết hôn sẽ bị phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với hành vi tổ chức kết hôn và từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trên.
Trong trường hợp nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quy định người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Theo Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật như sau:
1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Theo đó, nạn nhân của việc kết hôn trái pháp luật, các cá nhân, tổ chức khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?