Mạng lưới trọng lực quốc gia được quy định như thế nào? Mạng lưới trọng lực quốc gia được thiết kế như thế nào?
1. Quy định chung về mạng lưới trọng lực quốc gia?
Tại Điều 4 Thông tư 11/2020/TT-BTNMT quy định chung về mạng lưới trọng lực quốc gia như sau:
1. Trong mạng lưới trọng lực quốc gia, hệ thống các điểm trọng lực cơ sở được đo bằng phương pháp trọng lực tuyệt đối; mạng lưới các điểm trọng lực hạng I được đo bằng phương pháp trọng lực tương đối hoặc phương pháp trọng lực tuyệt đối; mạng lưới điểm trọng lực hạng II được đo bằng phương pháp trọng lực tương đối.
2. Mạng lưới trọng lực quốc gia được thiết lập và tính toán trong hệ trọng lực quốc gia phù hợp với hệ quy chiếu tọa độ, hệ tọa độ, hệ độ cao quốc gia.
3. Độ chính xác giá trị gia tốc lực trọng trường của mạng lưới trọng lực quốc gia được quy định như sau:
a) Sai số trung phương của điểm gốc trọng lực quốc gia ≤ ± 0,005 mGal;
b) Sai số trung phương của điểm trọng lực cơ sở ≤ ± 0,010 mGal;
c) Sai số trung phương của điểm trọng lực hạng I ≤ ± 0,030 mGal;
d) Sai số trung phương của điểm trọng lực hạng II ≤ ± 0,050 mGal.
4. Khi mốc trọng lực trong mạng lưới trọng lực quốc gia bị biến động do tai biến tự nhiên (động đất, sạt lở, sụt lún đất...) phải tiến hành đo đạc kiểm tra xác định lại gia tốc lực trọng trường của mốc trong khu vực bị biến động. Trường hợp có sự thay đổi vượt quá 2 lần giá trị quy định tại khoản 3 Điều này tương ứng với từng cấp hạng, phải tiến hành cập nhật giá trị mới.
5. Nguyên tắc đánh số hiệu điểm và đặt tên điểm:
a) Đánh số hiệu điểm theo số La Mã cho các điểm trọng lực cơ sở (I, II, III...). Đặt tên theo địa danh (tên thành phố, thị xã) cho điểm trọng lực cơ sở. Ví dụ: điểm VII (SA PA);
b) Đánh số hiệu điểm theo cấp hạng và số tự nhiên cho các điểm trọng lực hạng I, ví dụ I-1, I-2, I-3 ... Đặt tên theo địa danh (tên thành phố, thị xã, huyện lỵ) cho điểm trọng lực hạng I. Ví dụ: điểm I-21 (VŨNG TÀU);
c) Đánh số hiệu điểm theo cấp hạng và số tự nhiên cho các điểm trọng lực hạng II, ví dụ: II-1, II-2, II-3. Đặt tên theo địa danh (tên thị xã, thị trấn, thị tứ) cho điểm trọng lực hạng II. Ví dụ: điểm II-18 (XUÂN MAI);
d) Trường hợp khôi phục điểm bị mất, bị phá hủy số hiệu điểm được giữ nguyên như số hiệu điểm cũ, trường hợp chêm dày số hiệu điểm được đánh theo nguyên tắc là số tiếp theo của số hiệu điểm lớn nhất đang tồn tại ở thực địa tương ứng với cấp hạng của mạng lưới đó, tên điểm chêm dày được đặt theo nguyên tắc được quy định tại điểm a, b, c khoản 5 Điều này.
6. Phương tiện đo trọng lực phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường mới được đưa vào đo mạng lưới trọng lực quốc gia.
7. Công tác kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm mạng lưới trọng lực quốc gia được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2018/TT-BTNMT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ.
8. Việc báo cáo thống kê mạng lưới trọng lực quốc gia gồm: điểm trọng lực cơ sở, điểm trọng lực hạng I, điểm trọng lực hạng II được thực hiện theo chế độ báo cáo quy định tại Thông tư số 20/2018/TT-BTNMT ngày 08 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chế độ báo cáo thống kê ngành tài nguyên và môi trường.
2. Điểm gốc trọng lực quốc gia được quy định như thế nào?
Theo Điều 5 Thông tư 11/2020/TT-BTNMT quy định điểm gốc trọng lực quốc gia, theo đó:
1. Điểm gốc trọng lực quốc gia được đặt tại địa chỉ số 108, phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
2. Mốc của điểm gốc trọng lực quốc gia được thiết kế, xây dựng trong nhà, kiên cố, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình đo trọng lực tuyệt đối, loại bỏ ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài như: nhiệt độ, độ rung, điện từ trường.
3. Điểm gốc trọng lực quốc gia được sử dụng để phát triển mạng lưới trọng lực quốc gia và kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo trọng lực tuyệt đối.
3. Mạng lưới trọng lực quốc gia được thiết kế như thế nào?
Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Thông tư 11/2020/TT-BTNMT quy định như sau:
1. Thiết kế mạng lưới trọng lực quốc gia
a) Các điểm trong mạng lưới trọng lực cơ sở phải phân bố tương đối đều trên phạm vi toàn quốc, đảm bảo cho việc phát triển các mạng lưới trọng lực cấp thấp hơn;
b) Mạng lưới trọng lực hạng I được phát triển từ các điểm trọng lực cơ sở. Mạng lưới trọng lực hạng II được phát triển từ các điểm trọng lực hạng I hoặc điểm trọng lực cơ sở. Khi thiết kế đo mạng lưới trọng lực hạng I và hạng II bằng phương pháp đo trọng lực tương đối phải tạo thành các đồ hình đa giác kín với số đỉnh của đa giác ≤ 5. Chỉ tiêu kỹ thuật của mạng lưới trọng lực quốc gia được quy định tại Bảng 01.
Bảng 01
TT |
Chỉ tiêu kỹ thuật |
Điểm trọng lực cơ sở |
Điểm trọng lực hạng I |
Điểm điểm trọng lực hạng II |
1 |
Khoảng cách giữa các điểm trọng lực |
400 - 750 km/điểm |
80 - 150 km/điểm |
40 - 80 km/điểm |
2 |
Vị trí chôn mốc trọng lực cần phải tránh xa |
|
|
|
Các nguồn thải; nhiễu công nghiệp; hầm mỏ đang khai thác, đường sắt, các trường điện từ mạnh; bờ biển có mức thuỷ triều cao |
≥ 1000 m |
≥ 300 m |
≥ 100 m |
|
Hồ, đầm lớn và các con sông lớn |
≥ 500 m |
≥ 200 m |
≥ 100 m |
|
|
Các đại lộ, đường phố có nhiều phương tiện vận tải; các đường dây tải điện cao thế, các trạm biến thế, tháp nước đứng riêng rẽ, cây lớn, các khu vực có biến động như cồn cát, hồ chứa nước, công trình xây dựng, các lỗ khoan, hút để khai thác nước ngầm, dầu, khí... |
≥ 200 m |
≥ 100 m |
≥ 50 m |
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục dao có tính sát thương cao được xem là vũ khí từ 01/01/2025?
- Sử dụng 500 lao động nữ thì phải lắp đặt bao nhiêu phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc?
- Tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ tăng tỷ lệ sử dụng điểm học bạ từ 30% lên 50%?
- Bao nhiêu điểm thi đạt IOE cấp huyện 2024 - 2025? Cơ cấu giải thưởng IOE cấp huyện?
- Mẫu Lời dẫn MC tất niên cuối năm 2024 chi tiết?