Triển khai chuyển đổi số trong quản lý nội ngành trong chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025 có các nhiệm vụ chủ yếu nào?
- 1. Các nhiệm vụ chủ yếu triển khai chuyển đổi số trong quản lý nội ngành trong chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025?
- 2. Hoàn thiện, nâng cao chất lượng hạ tầng số trong chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025?
- 3. Phát triển nền tảng hạ tầng số trong chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025?
1. Các nhiệm vụ chủ yếu triển khai chuyển đổi số trong quản lý nội ngành trong chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025?
Tại Tiểu tiết 4.2 Tiết 4 Mục IV Phần II kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định như sau:
4.2. Các nhiệm vụ chủ yếu triển khai chuyển đổi số trong quản lý nội ngành
- Rà soát và xây dựng quy trình tổng thể về công tác quản trị nội ngành và quy trình nhánh (liên quan đến từng lĩnh vực như báo cáo, tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng,...) để phục vụ việc số hóa quy trình nghiệp vụ.
- Rà soát danh mục các báo cáo, các văn bản quản lý nội ngành của Tổng cục Hải quan cần được số hóa. Trên cơ sở đó, Văn phòng Tổng cục phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan xây dựng và đề xuất trình Tổng cục phê duyệt hình thức điện tử của các báo cáo và các văn bản quản lý nội ngành.
- Trên cơ sở các báo cáo, các văn bản quản lý nội ngành cần số hóa, xây dựng danh mục các chỉ tiêu thông tin (data element) phục vụ công tác quản lý nội ngành.
- Căn cứ yêu cầu quản trị nội ngành, các văn bản quản lý cần số hóa và chỉ tiêu thông tin, xây dựng và phê duyệt kế hoạch tổng thể các trang thiết bị điện tử thông minh phục vụ công tác quản trị nội ngành giai đoạn 2021 - 2025 đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
- Trên cơ sở yêu cầu tổng thể về các trang thiết bị điện tử thông minh phục vụ quản trị nội ngành, xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch tổng thể về đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, tổng thể giai đoạn 2021 - 2025 phục vụ công tác quản trị nội ngành phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan định hướng đến 2025 và định hướng đến năm 2030.
- Căn cứ yêu cầu chuyển đổi số và quy trình quản trị nội ngành, các báo cáo, văn bản và chỉ tiêu thông tin cần số hóa, rà soát, tổng hợp các vấn đề pháp lý và xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành pháp lý đáp ứng yêu cầu triển khai quản trị nội ngành trên môi trường mạng.
- Căn cứ yêu cầu số hóa công tác quản trị nội ngành, nghiên cứu, triển khai các giải pháp kỹ thuật, công nghệ để thực hiện số hóa, trong đó ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 trong việc khai thác, sử dụng và phân tích dữ liệu.
2. Hoàn thiện, nâng cao chất lượng hạ tầng số trong chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025?
Theo Tiết 5 Mục IV Phần II kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định như sau:
- Hoàn thiện mô hình kiến trúc phần cứng CNTT ngành Hải quan theo mô hình điện toán đám mây, kế thừa mô hình phần cứng hiện tại đã triển khai, đảm bảo phù hợp với Kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số và Kiến trúc tổng thể hướng tới Hải quan số.
- Nâng cấp mở rộng, thay thế sửa chữa Hạ tầng kỹ thuật của Trung tâm dữ liệu đã hoạt động từ 2012 theo tiêu chuẩn Tier 3 (gồm có các hệ thống Điện-UPS, điều hòa, hệ thống giám sát, an ninh, phòng cháy chữa cháy,...) để đảm bảo Trung tâm dữ liệu luôn sẵn sàng, vận hành ổn định 24/7.
- Đầu tư, nâng cấp Hệ thống máy chủ, lưu trữ, sao lưu dự phòng theo hướng nền tảng hạ tầng kỹ thuật điện toán đám mây như là dịch vụ (IaaS) đáp ứng yêu cầu triển khai phần mềm ứng dụng trên cơ sở kiến trúc, thiết kế phần cứng đã được phê duyệt.
- Đầu tư mới, thay thế, nâng cấp hạ tầng mạng Hải quan theo lộ trình và phù hợp với kiến trúc hạ tầng truyền thông ngành Tài chính. Thực hiện nâng cấp, mở rộng băng thông và tăng tốc độ chuyển mạch cốt lõi đồng thời đảm bảo kênh dự phòng để sẵn sàng triển khai, vận hành thông suốt các phần mềm ứng dụng ngành Hải quan, đáp ứng yêu cầu xử lý, khai thác dữ liệu trên nền tảng công nghệ Dữ liệu lớn (Big Data) và Internet vạn vật (IoT).
- Đầu tư trang bị và triển khai kết nối, tích hợp các trang thiết bị, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác quản lý giám sát Hải quan như camera, máy soi, cân điện tử, seal định vị, ... Với hệ thống CNTT Hải quan đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá và quản lý Hải quan xuyên suốt từ khâu đầu đến khâu cuối.
- Chuẩn hóa quy trình, triển khai công cụ tích hợp hợp phục vụ giám sát, vận hành, theo dõi đầy đủ hoạt động của hệ thống 24/7 (bao gồm tất cả các thành phần: hạ tầng kỹ thuật, phần mềm ứng dụng, hạ tầng mạng, đường truyền, an ninh an toàn, bảo mật).
- Xây dựng các kế hoạch, chiến lược phục hồi hệ thống khi xảy ra sự cố, thảm họa; đặc biệt là có quy trình hướng dẫn đầy đủ, cụ thể khi hệ thống CNTT gặp sự cố, ảnh hưởng tới quá trình thông quan hàng hóa XNK.
- Xây dựng và triển khai các kế hoạch diễn tập định kỳ để ứng cứu khi xảy ra sự cố, thảm họa; phối hợp với bên liên quan như Bộ Tài chính, các nhà cung cấp dịch vụ phần mềm, Trung tâm ứng cứu dự phòng thảm họa... để phối hợp xử lý.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thuê dịch vụ quản trị, hỗ trợ, vận hành hệ thống ứng dụng CNTT, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Trung tâm dữ liệu nhằm đảm bảo các điều kiện môi trường hoạt động cho hệ thống CNTT.
3. Phát triển nền tảng hạ tầng số trong chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn năm 2021- 2025?
Căn cứ Tiết 6 Mục IV Phần II kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định như sau:
- Triển khai hệ thống kết nối, chia sẻ số ngành Hải quan phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu hệ thống thông tin nội ngành theo mô hình kết nối chia sẻ tập trung.
- Xây dựng các dịch vụ nền tảng để triển khai chính phủ điện tử cơ quan hải quan.
- Hoàn thiện nền tảng cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
- Xây dựng nền tảng tích hợp dữ liệu lớn phục vụ tổng hợp, đồng bộ dữ liệu của cơ sở dữ liệu tổng hợp với các cơ sở dữ liệu thành phần thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về hải quan và các nguồn dữ liệu khác.
- Xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu với các Bộ, ngành có liên quan.
- Xây dựng danh mục dùng chung ngành Tài chính.
- Triển khai trục liên thông văn bản với Bộ Tài chính.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Những bài học kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày thành lập Đảng đến nay (03/2/1930 - 03/2/2025) theo Kế hoạch 175?
- Chính sách trọng dụng người có phẩm chất năng lực nổi trội đối với cán bộ công chức viên chức theo Nghị định 178?