Quy định về chế độ, chính sách của lực lượng bảo vệ trên tàu là gì?

Chế độ, chính sách của lực lượng bảo vệ trên tàu được quy định như thế nào? Huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ trên tàu cho lực lượng bảo vệ trên tàu ra sao? Bồi dưỡng nghiệp vụ an toàn giao thông đường sắt cho lực lượng bảo vệ trên tàu như thế nào? Bổ túc nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ trên tàu ra sao? Nhờ tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

1. Chế độ, chính sách của lực lượng bảo vệ trên tàu được quy định như thế nào?

Tại Điều 7 Nghị định 75/2018/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách của lực lượng bảo vệ trên tàu như sau:

Lực lượng bảo vệ trên tàu được hưởng các quyền lợi và chế độ, chính sách sau đây:

1. Được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ và chuyên môn kỹ thuật thuộc lĩnh vực công tác đang đảm nhận.

2. Được trang bị công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và các loại trang thiết bị, trang phục, sao hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu theo quy định tại Nghị định này để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

3. Trong khi thi hành nhiệm vụ, nếu bị thương, bị hy sinh thì được xem xét và có thể được công nhận hưởng chế độ như thương binh, liệt sỹ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và các hình thức khen thưởng khác theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

2. Huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ trên tàu cho lực lượng bảo vệ trên tàu ra sao?

Tại Điều 8 Nghị định 75/2018/NĐ-CP quy định về huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ trên tàu cho lực lượng bảo vệ trên tàu như sau:

1. Chương trình, nội dung huấn luyện nghiệp vụ bao gồm:

a) Về lý thuyết: Huấn luyện kiến thức pháp luật về đảm bảo an ninh trật tự cần thiết đối với lực lượng bảo vệ trên tàu; công tác bảo đảm an ninh, trật tự; công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia bảo vệ an ninh trật tự; công tác nắm tình hình an ninh, trật tự trong hoạt động giao thông vận tải đường sắt; công tác phòng chống cháy nổ và chữa cháy của lực lượng bảo vệ trên tàu, công tác quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ; trình tự kiểm tra giấy tờ tùy thân của người, kiểm tra hành lý, hàng hóa khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trên tàu;

b) Về thực hành: Huấn luyện một số động tác võ thuật cơ bản, kỹ thuật vận động di chuyển trên tàu và cách liên lạc bằng ký, tín hiệu.

2. Thời gian huấn luyện:

a) Tối thiểu 06 ngày làm việc đối với lý thuyết;

b) Tối thiểu 04 ngày làm việc đối với thực hành.

3. Mẫu Giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ trên tàu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Bộ Công an tổ chức xây dựng chương trình, nội dung huấn luyện, phân công cơ quan thực hiện việc huấn luyện, cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện và tổ chức huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ trên tàu theo chương trình, nội dung quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

3. Bồi dưỡng nghiệp vụ an toàn giao thông đường sắt cho lực lượng bảo vệ trên tàu như thế nào?

Tại Điều 9 Nghị định 75/2018/NĐ-CP quy định về bồi dưỡng nghiệp vụ an toàn giao thông đường sắt cho lực lượng bảo vệ trên tàu như sau:

1. Nội dung bồi dưỡng bao gồm:

a) Về lý thuyết: Luật Đường sắt và các văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt; quy định về vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa trên đường sắt; quy định về giải quyết tai nạn, sự cố giao thông đường sắt; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt; cách thức, điều kiện sử dụng một số trang thiết bị trên tàu; trình tự tác nghiệp của nhân viên đường sắt công tác trên tàu; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt; quy trình sơ, cấp cứu nạn nhân;

b) Về thực hành: Thực hành trên tàu các nội dung lý thuyết đã được bồi dưỡng.

2. Thời gian bồi dưỡng:

a) Tối thiểu 06 ngày làm việc đối với lý thuyết;

b) Tối thiểu 02 ngày làm việc đối với thực hành.

3. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ an toàn giao thông đường sắt do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt tổ chức thực hiện.

4. Bổ túc nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ trên tàu ra sao?

Tại Điều 10 Nghị định 75/2018/NĐ-CP quy định về bổ túc nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ trên tàu như sau:

1. Định kỳ 03 năm một lần, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có sử dụng lực lượng bảo vệ trên tàu có trách nhiệm phối hợp với cơ quan được Bộ Công an giao thực hiện huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ trên tàu tổ chức bổ túc ôn luyện, cập nhật các kiến thức liên quan đến nghiệp vụ bảo vệ trên tàu, nghiệp vụ an toàn giao thông đường sắt cho lực lượng bảo vệ trên tàu.

2. Thời gian, nội dung bổ túc nghiệp vụ do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và các cơ quan chức năng liên quan thống nhất quyết định.

Trân trọng!

Chính sách
Hỏi đáp mới nhất về Chính sách
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về chính sách thông tin tuyên truyền trong hoạt động khuyến nông như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về chế độ, chính sách của lực lượng bảo vệ trên tàu là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về nguyên tắc thực hiện cơ chế, chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định chính sách tài khóa khác trong chính sách tài khóa hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội có quan điểm như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách miễn, giảm thuế trong chính sách tài khóa hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thực hiện các chính sách tài khóa hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cần huy động nguồn lực như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được áp dụng cơ chế đặc thù như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chính sách
Nguyễn Hữu Vi
559 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chính sách

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chính sách

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào