Quy định về nguồn kinh phí hoạt động khuyến nông là gì?
1. Nguồn kinh phí hoạt động khuyến nông được quy định như thế nào?
Tại Điều 32 Nghị định 83/2018/NĐ-CP quy định về nguồn kinh phí hoạt động khuyến nông như sau:
1. Kinh phí khuyến nông trung ương được hình thành từ các nguồn:
a) Ngân sách trung ương bố trí cho chương trình, dự án, kế hoạch khuyến nông thuộc nhiệm vụ chi của Trung ương và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt;
b) Thực hiện hợp đồng tư vấn và dịch vụ khuyến nông;
c) Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
d) Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí khuyến nông địa phương bao gồm kinh phí khuyến nông cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được hình thành từ các nguồn:
a) Ngân sách địa phương bố trí cho chương trình, kế hoạch khuyến nông thuộc nhiệm vụ chi của địa phương và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã phê duyệt;
b) Thực hiện hợp đồng tư vấn và dịch vụ khuyến nông;
c) Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
d) Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Kinh phí của tổ chức khuyến nông khác được hình thành từ các nguồn sau:
a) Nguồn vốn của tổ chức khuyến nông khác;
b) Hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước thông qua các chương trình, dự án, kế hoạch khuyến nông được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Thực hiện hợp đồng tư vấn và dịch vụ khuyến nông;
d) Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
đ) Từ nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Sử dụng kinh phí hoạt động khuyến nông như thế nào?
Tại Điều 33 Nghị định 83/2018/NĐ-CP quy định về sử dụng kinh phí hoạt động khuyến nông như sau:
1. Kinh phí khuyến nông thuộc ngân sách nhà nước được sử dụng cho:
a) Các nội dung quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9 và 10 của Nghị định này;
b) Thuê chuyên gia trong và ngoài nước phục vụ hoạt động khuyến nông, đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông;
c) Mua bản quyền tác giả, công nghệ mới phù hợp để chuyển giao;
d) Mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động khuyến nông;
đ) Quản lý chương trình, dự án, kế hoạch khuyến nông được trích bằng 8% từ nguồn kinh phí khuyến nông (trong đó 3% dành cho cơ quan quản lý khuyến nông và 5% dành cho tổ chức thực hiện dự án, nhiệm vụ khuyến nông);
e) Các khoản chi khác phục vụ cho hoạt động khuyến nông.
2. Việc quản lý và sử dụng kinh phí khuyến nông không thuộc ngân sách nhà nước do tổ chức, cá nhân quyết định phù hợp với quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật hiện hành.
3. Lập, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí khuyến nông như thế nào?
Tại Điều 34 Nghị định 83/2018/NĐ-CP quy định về lập, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí khuyến nông như sau:
1. Kinh phí khuyến nông trung ương được sử dụng cho những hoạt động khuyến nông do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và tổ chức thực hiện. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập dự toán, phân bổ kinh phí và quyết toán kinh phí khuyến nông trung ương hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
2. Kinh phí khuyến nông địa phương được sử dụng cho những hoạt động khuyến nông do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã quản lý và tổ chức thực hiện theo phân cấp ngân sách, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập dự toán, phân bổ kinh phí và quyết toán kinh phí khuyến nông địa phương hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
3. Việc thực hiện chi, thanh toán kinh phí khuyến nông trung ương và địa phương căn cứ vào chương trình, dự án, kế hoạch khuyến nông được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?