Việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục phúc thẩm được kiểm sát như thế nào?
- Công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục phúc thẩm như thế nào?
- Việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được kiểm sát ra sao?
- Những vấn đề chung trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế là gì?
Công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục phúc thẩm như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021 quy định về công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục phúc thẩm như sau:
2. Trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục phúc thẩm
Hoạt động kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục phúc thẩm về cơ bản được thực hiện tương tự như kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm. Tuy nhiên, cần lưu ý:
- Về pháp luật tố tụng, việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 57, Điều 58, Điều 59 BLTTDS, các quy định khác của BLTTDS và văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS về thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm; Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự phúc thẩm được ban hành kèm theo Quyết định số 363/QĐ-VKSTC ngày 12/10/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục phúc thẩm cần tập trung vào kết quả giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm và nội dung kháng cáo của đương sự, kháng nghị của Viện kiểm sát.
Theo đó, công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục phúc thẩm cần phải lưu ý:
- Về pháp luật tố tụng, việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 57, Điều 58, Điều 59 BLTTDS, các quy định khác của BLTTDS và văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS về thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm; Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự phúc thẩm được ban hành kèm theo Quyết định số 363/QĐ-VKSTC ngày 12/10/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục phúc thẩm cần tập trung vào kết quả giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm và nội dung kháng cáo của đương sự, kháng nghị của Viện kiểm sát.
Việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục phúc thẩm được kiểm sát như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được kiểm sát ra sao?
Theo tiểu mục 3 Mục II Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021 quy định về việc kiểm sát về việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được kiểm sát như sau:
3. Trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
Hoạt động kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm về cơ bản được thực hiện tương tự như kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục phúc thẩm. Tuy nhiên cần lưu ý:
- Về pháp luật tố tụng, việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 57, Điều 58, Điều 59 BLTTDS, các quy định khác của BLTTDS và văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS về thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự giám đốc thẩm, tái thẩm ban hành kèm theo Quyết định số 371/QĐ-VKSTC ngày 15/10/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm cần tập trung vào kết quả giải quyết vụ án của Tòa án cấp phúc thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm và nội dung đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của đương sự, nội dung của thông báo phát hiện vi phạm trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và nội dung kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án có thẩm quyền.
Trên đây là hướng dẫn một số nội dung cơ bản trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế; quá trình thực hiện có những vướng mắc, khó khăn đề nghị báo cáo về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 9) để có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Như vậy, trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm cần phải lưu ý:
- Về pháp luật tố tụng, việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 57, Điều 58, Điều 59 BLTTDS, các quy định khác của BLTTDS và văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS về thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự giám đốc thẩm, tái thẩm ban hành kèm theo Quyết định số 371/QĐ-VKSTC ngày 15/10/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm cần tập trung vào kết quả giải quyết vụ án của Tòa án cấp phúc thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm và nội dung đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của đương sự, nội dung của thông báo phát hiện vi phạm trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và nội dung kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án có thẩm quyền.
Những vấn đề chung trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế là gì?
Tại Mục I Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021 quy định về những vấn đề chung trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế như sau:
1. Về phạm vi và đối tượng áp dụng
Văn bản này Hướng dẫn một số nội dung trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế.
Hướng dẫn để Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức của Viện kiểm sát khi được phân công kiểm sát việc giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế áp dụng thực hiện.
2. Yêu cầu
Hướng dẫn khắc phục một phần khó khăn, vướng mắc trong quá trình kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế, góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết loại án này.
Trên đây là các vấn đề trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?