Luật sư có đương nhiên được bổ nhiệm làm công chứng viên khi đã hành nghề 05 năm không?
Luật sư đã hành nghề 05 năm có đương nhiên được bổ nhiệm làm công chứng viên?
Căn cứ Điều 10 Luật Công chứng 2014 có quy định về các trường hợp được miễn đào tạo nghề công chứng cụ thể như sau:
Miễn đào tạo nghề công chứng
1. Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:
a) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
b) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
c) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
2. Người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều này phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng.
Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, đối với trường hợp này, Luật sư đã hành nghề 05 năm muốn được bổ nhiệm làm công chứng viên cần phải hoàn thành khóa bội dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng thì mới được bổ nhiệm làm công chứng viên.
Luật sư có đương nhiên được bổ nhiệm làm công chứng viên khi đã hành nghề 05 năm không? (Hình từ Internet)
Muốn trở thành công chứng viên cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Căn cứ Điều 8 Luật Công chứng 2014 quy định về tiêu chuẩn công chứng viên cụ thể như sau:
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
- Có bằng cử nhân luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Công chứng viên từ chối việc công chứng có đúng không?
Tại Khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 có quy định thì Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:
- Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng.
Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.
Vậy nên, theo quy định trên thì hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải công chứng.
Tại Điểm đ Khoản 1 Điều 17 Luật Công chứng 2014, có quy định về quyền từ chối công chứng của công chứng viên như sau:
- Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;
Như vậy, theo quy định thì hợp đồng thuê nhà của các bên không bắt buộc phải công chứng tuy nhiên công chứng viên không thực hiện việc công chứng từ chối vì lý do không ghi mục đích sử dụng trong hợp đồng là sai quy định. Bởi hợp đồng thuê nhà trên không vi phạm pháp luật và trái đạo đức xã hội.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?