Giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án trong việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có thủ tục như nào?
- T.hủ tục giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án trong việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
- Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án trong việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
- Thủ tục phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án trong việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
T.hủ tục giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án trong việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
Tại Điều 39 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định như sau:
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại hoặc văn bản kiến nghị, kháng nghị, Tòa án nhân dân cấp huyện đã xem xét, quyết định việc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải gửi đơn hoặc văn bản kiến nghị, kháng nghị kèm theo hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền để xem xét, giải quyết; đồng thời thông báo bằng văn bản việc khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị cho cá nhân, cơ quan có liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại hoặc văn bản kiến nghị, kháng nghị kèm theo hồ sơ, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phải thụ lý và phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, kiến nghị và Viện kiểm sát cùng cấp.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết. Chậm nhất là 03 ngày làm việc trước khi mở phiên họp, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản việc mở phiên họp cho những người quy định tại khoản 4 Điều này.
- Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị có sự tham gia của những người sau đây:
+ Người khiếu nại, người đại diện hợp pháp của người khiếu nại;
+ Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc người được ủy quyền hoặc Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người được ủy quyền;
+ Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp;
+ Trường hợp cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định, người phiên dịch, người dịch thuật, chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học, đại diện của nhà trường nơi người bị đề nghị học tập, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận nơi người bị đề nghị cư trú hoặc những người khác tham gia phiên họp.
- Trường hợp một trong những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 4 Điều này vắng mặt thì phải hoãn phiên họp. Việc hoãn phiên họp được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 20 của Pháp lệnh này.
Người khiếu nại vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì Tòa án phải hoãn phiên họp; nếu không có lý do chính đáng hoặc có đơn xin vắng mặt hoặc vắng mặt lần thứ hai thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
- Người khiếu nại rút khiếu nại hoặc người kiến nghị rút kiến nghị hoặc Viện kiểm sát rút kháng nghị thì Tòa án đình chỉ việc xem xét khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị; trong trường hợp này, quyết định đã bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị có hiệu lực thi hành.
Giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án trong việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có thủ tục như nào? (Hình từ Internet)
Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án trong việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 40 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định như sau:
- Các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Pháp lệnh này được thực hiện tại phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án.
- Trước khi khai mạc phiên họp, Thư ký phiên họp tiến hành các công việc sau đây:
+ Phổ biến nội quy phiên họp;
+ Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án yêu cầu tham gia phiên họp; nếu có người vắng mặt thì phải làm rõ lý do và báo cáo Thẩm phán để xem xét tiếp tục tiến hành phiên họp hoặc hoãn phiên họp.
Thủ tục phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án trong việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
Căn cứ Khoản 3, Khoản 4 Điều 40 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định như sau:
- Thẩm phán tuyên bố khai mạc phiên họp;
- Thẩm phán phải giải thích quyền và nghĩa vụ của những người tham gia phiên họp. Trường hợp có yêu cầu thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp thì Thẩm phán phải xem xét; nếu có căn cứ quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này thì tạm dừng phiên họp và báo cáo Chánh án Tòa án xem xét, quyết định. Nếu phải thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp mà không có Thẩm phán, Thư ký khác thay thế thì phải hoãn phiên họp. Việc hoãn phiên họp được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 20 của Pháp lệnh này;
- Người khiếu nại, người đại diện hợp pháp của họ trình bày nội dung khiếu nại; Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc người được ủy quyền hoặc Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người được ủy quyền trình bày nội dung kiến nghị; Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị;
- Người bị đề nghị, người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến, tranh luận về vấn đề có liên quan với Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc người được ủy quyền hoặc Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người được ủy quyền, đại diện Viện kiểm sát trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị;
- Người giám định, chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học, đại diện của nhà trường nơi người bị đề nghị học tập, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận nơi người bị đề nghị cư trú hoặc những người khác tham gia phiên họp trình bày ý kiến để làm rõ các vấn đề có liên quan đến nội dung khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị;
- Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xem xét khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của Pháp lệnh này.
Trân trọng!
- Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?