Trình tự chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế trong trường hợp địa phương không bố trí được đất để trồng rừng như thế nào?
Trình tự chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế trong trường hợp địa phương không bố trí được đất để trồng rừng như thế nào?
Tại khoản 6 Điều 4 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT có quy định về trình tự chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế trong trường hợp địa phương không bố trí được đất để trồng rừng như sau:
Chủ dự án không tự trồng rừng thay thế
...
6. Trình tự chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế trong trường hợp địa phương không bố trí được đất để trồng rừng:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được 01 bộ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 3 Điều này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, gửi hồ sơ đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận việc nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam để tổ chức trồng rừng thay thế tại địa phương khác.
Hồ sơ gồm: Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận việc nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, trong đó nêu rõ lý do không còn quỹ đất để trồng rừng thay thế; hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được 01 bộ hồ sơ hợp lệ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế xây dựng, phê duyệt dự toán, thiết kế trồng rừng theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 2 Thông tư này;
c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế phê duyệt dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư này gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định phê duyệt dự toán, thiết kế trồng rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo hoặc giao cơ quan chuyên môn thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đề nghị nộp tiền về thời gian và số tiền chủ dự án phải nộp để trồng rừng thay thế;
đ) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc giao cơ quan chuyên môn ban hành văn bản thông báo, chủ dự án phải nộp tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh nơi chủ dự án nộp hồ sơ;
e) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày chủ dự án nộp tiền trồng rừng thay thế, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh chuyển số tiền chủ dự án đã nộp về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam để thực hiện trồng rừng tại địa phương khác;
g) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ tiền trồng rừng thay thế, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam điều chuyển tiền về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh nơi được lựa chọn trồng rừng thay thế theo quy định;
h) Trong thời hạn 12 tháng kể từ khi nhận được kinh phí chuyển từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận tiền trồng rừng thay thế tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế, nghiệm thu, thanh toán quyết toán kinh phí trồng rừng thay thế theo quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 2 Thông tư này.
Theo đó, trình tự chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế trong trường hợp địa phương không bố trí được đất để trồng rừng sẽ trải qua 8 bước, nội dung chi tiết được quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT.
Trình tự chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế trong trường hợp địa phương không bố trí được đất để trồng rừng như thế nào? (Hình từ Internet)
Rừng trồng từ kinh phí trồng rừng thay thế sẽ được quản lý như thế nào?
Điều 5 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT có quy định về việc quản lý rừng trồng từ kinh phí trồng rừng thay thế như sau:
Quản lý rừng trồng từ kinh phí trồng rừng thay thế
Rừng trồng từ kinh phí trồng rừng thay thế sau nghiệm thu hoàn thành được thực hiện theo quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất tại các mục 2, 3 và 4 Chương II Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lâm nghiệp.
Theo đó, việc quản lý rừng trồng từ kinh phí trồng rừng thay thế sẽ được thực hiện theo quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
Xử lý rủi ro đối với rừng trồng thay thế sẽ được thực hiện như thế nào?
Điều 6 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT có quy định về xử lý rủi ro đối với rừng trồng thay thế như sau:
Xử lý rủi ro đối với rừng trồng thay thế
Diện tích rừng trồng từ kinh phí trồng rừng thay thế bị thiệt hại do các nguyên nhân bất khả kháng dẫn đến không thành rừng, mất rừng được thực hiện thanh lý theo quy định của pháp luật về thanh lý rừng trồng.
Như vậy, diện tích rừng trồng bị thiệt hại do các nguyên nhân bất khả kháng dẫn đến không thành rừng, mất rừng được thực hiện thanh lý theo quy định của pháp luật về thanh lý rừng trồng.
Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?