Nam giới đã có gia đình có được cho tinh trùng không?

Người đã có gia đình có được cho tinh trùng hay không? Phụ nữ độc thân có được nhận tinh trùng để sinh con hay không? Việc lưu giữ tinh trùng, lưu giữ noãn, lưu giữ phôi được quy định như thế nào? Chào anh chị, cho em hỏi em đã có gia đình và có hai đứa con. Em có dự định sẽ đi hiến tinh trùng cho các bệnh viện hiếm muộn. Vậy pháp luật có cho phép người đã có gia đình có được cho tinh trùng hay không? Câu hỏi của anh An (Bình Thuận)

Người đã có gia đình có được cho tinh trùng hay không?

Tại Điều 4 Nghị định 10/2015/NĐ-CP có quy định về việc cho tinh trùng, cho noãn như sau:

Cho tinh trùng, cho noãn
1. Người cho tinh trùng, cho noãn được khám và làm các xét nghiệm để xác định: Không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không bị nhiễm HIV.
2. Tự nguyện cho tinh trùng, cho noãn và chỉ cho tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho tinh trùng.
4. Tinh trùng, noãn của người cho chỉ được sử dụng cho một người, nếu không sinh con thành công mới sử dụng cho người khác. Trường hợp sinh con thành công thì tinh trùng, noãn chưa sử dụng hết phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học.

Căn cứ theo quy định hiện hành, pháp luật không cấm người đã có gia đình không được hiến tinh trùng. Chính vì vậy, nếu bạn đáp ứng được các điều kiện trên thì bạn có thể tiến hành hiến tinh trùng tại các cơ sở y tế theo quy định.

Nam giới đã có gia đình có được cho tinh trùng không?

Nam giới đã có gia đình có được cho tinh trùng không? (Hình từ Internet)

Phụ nữ độc thân có được nhận tinh trùng để sinh con hay không?

Tại Điều 5 Nghị định 10/2015/NĐ-CP có quy định về việc nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi như sau:

Nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi
1. Người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng hoặc là phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai.
2. Người nhận noãn phải là người Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam và là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người vợ không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.
3. Người nhận phôi phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do cả người vợ và người chồng;
b) Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà vợ chồng đã thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhưng bị thất bại, trừ trường hợp mang thai hộ;
c) Phụ nữ độc thân mà không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.
4. Người nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi phải có đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con; không đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau, không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người nhận tinh trùng, nhận phôi.

Theo đó, nếu người phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai thì sẽ được nhận tinh trùng để sinh con theo quy định.

Việc lưu giữ tinh trùng, lưu giữ noãn, lưu giữ phôi được quy định như thế nào?

Tại Điều 20 Nghị định 10/2015/NĐ-CP có quy định về lưu giữ tinh trùng, lưu giữ noãn, lưu giữ phôi như sau:

1. Việc lưu giữ tinh trùng, lưu giữ noãn, lưu giữ phôi được thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm để lưu giữ, bảo quản tinh trùng, noãn, phôi phục vụ cho việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
2. Người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi phải trả chi phí lưu giữ, bảo quản thông qua hợp đồng dân sự với cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi, trừ trường hợp tinh trùng, noãn, phôi được hiến.
Trường hợp người gửi không đóng phí lưu giữ, bảo quản thì trong thời hạn 06 (sáu) tháng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quyền hủy tinh trùng hoặc noãn hoặc phôi đã gửi.

Như vậy, việc lưu giữ tinh trùng, lưu giữ noãn, lưu giữ phôi sẽ được thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm để lưu giữ, bảo quản. Người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi phải trả chi phí lưu giữ, bảo quản

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hiến tinh trùng
Huỳnh Minh Hân
2,821 lượt xem
Hiến tinh trùng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hiến tinh trùng
Hỏi đáp Pháp luật
Việc nhận và cho tinh trùng như thế nào là đúng luật? Người cho tinh trùng có trách nhiệm pháp lý gì đối với đứa bé?
Hỏi đáp pháp luật
Nam giới đã có gia đình có được cho tinh trùng không?
Hỏi đáp pháp luật
Có thể sử dụng tinh trùng được hiến để thụ tinh cho nhiều người không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hiến tinh trùng có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào