Chương trình hành động Chính phủ triển khai thực hiện quy hoạch và phát triển bền vững đô thị Việt Nam có sự phân công nhiệm vụ cụ thể như thế nào?
- Phân công nhiệm vụ cụ thể chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện quy hoạch và phát triển bền vững đô thị Việt Nam như thế nào?
- Danh mục nhiệm vụ đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng biển đổi khí hậu để thực hiện quy hoạch và phát triển bền vững đô thị Việt Nam?
- Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quy hoạch và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như thế nào?
Phân công nhiệm vụ cụ thể chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện quy hoạch và phát triển bền vững đô thị Việt Nam như thế nào?
Tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết 148/NQ-CP năm 2022 quy định phân công nhiệm vụ cụ thể chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện quy hoạch và phát triển bền vững đô thị Việt Nam như sau:
TT | NỘI DUNG CÔNG VIỆC | CƠ QUAN CHỦ TRÌ | CƠ QUAN PHỐI HỢP | CẤP TRÌNH | THỜI HẠN |
I | NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG, QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG | ||||
1 | Tổ chức lập quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 | Bộ Xây dựng | Các bộ, ngành và địa phương | Thủ tướng Chính phủ | 2022 - 2023 |
2 | Tổ chức rà soát, điều chỉnh hoặc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy chế quản lý kiến trúc | Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương | Các cơ quan có liên quan | Cấp có thẩm quyền theo pháp luật | 2022 - 2025 |
3 | Tổng kết, đánh giá mô hình Ban Chỉ đạo thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội. | Bộ Xây dựng | Các bộ, ngành và địa phương | Thủ tướng Chính phủ | 2025 |
Tổng kết mô hình tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm; đề xuất mô hình quản lý vùng đô thị phù hợp cho giai đoạn 2021 - 2030 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | ||||
4 | Tổ chức lập quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 | Bộ Nội vụ | Các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan | Thủ tướng Chính phủ | 2025 |
II | ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG ĐÔ THỊ ĐỒNG BỘ, HIỆN ĐẠI, LIÊN KẾT, THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU | ||||
(Các nhiệm vụ từ nhiệm vụ 5 đến nhiệm vụ 18 về đầu tư phát triển được cụ thể tại Phụ lục III) | |||||
III | XÂY DỰNG CÁC NHIỆM VỤ ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH | ||||
19 | Sơ kết việc thực hiện tổ chức mô hình chính quyền đô thị theo các Nghị quyết của Quốc hội | Bộ Nội vụ; Ủy ban nhân dân các thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng | Các Bộ: Xây dựng, Văn phòng Chính phủ, Tài chính, Tư pháp, Công an, Quốc phòng, Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan | Cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật | 2023 |
20 | Xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển đô thị | Bộ Xây dựng | Các Bộ: Nội vụ và các bộ, ngành liên quan | Thủ tướng Chính phủ | 2025 |
21 | Rà soát quy hoạch giao thông bảo đảm thông suốt và liên kết vùng | Bộ Giao thông vận tải | Các Bộ: Xây dựng Tài nguyên và Môi trường, Tài chính và các bộ, ngành liên quan | Thủ tướng Chính phủ | Thực hiện định kỳ theo quy định pháp luật |
22 | Nghiên cứu mô hình bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quản lý đô thị | Bộ Công an | Các bộ, ngành và địa phương | Thủ tướng Chính phủ | 2025 |
IV | XÂY DỰNG CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT | ||||
23 | a) Nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật điều chỉnh về Quy hoạch đô thị và nông thôn | Bộ Xây dựng | Các bộ, ngành và địa phương | Quốc hội | 2023 - 2025 |
b) Nghiên cứu đổi mới toàn diện về phương pháp, quy trình, nội dung và sản phẩm quy hoạch đô thị | Thủ tướng Chính phủ | 2023 - 2025 | |||
24 | Nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật điều chỉnh về quản lý và phát triển đô thị | Bộ Xây dựng | Các bộ, ngành và địa phương | Quốc hội | 2023 - 2025 |
25 | Xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi) | Bộ Xây dựng | Các bộ, ngành và địa phương | Quốc hội | 2023 - 2025 |
26 | Xây dựng Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) | Bộ Xây dựng | Các bộ, ngành và địa phương | Quốc hội | 2023 - 2025 |
27 | Nghiên cứu, xây dựng Luật điều chỉnh về cấp, thoát nước | Bộ Xây dựng | Các bộ, ngành và địa phương | Quốc hội | 2023 - 2025 |
28 | Nghiên cứu, xây dựng Luật điều chỉnh về quản lý không gian ngầm | Bộ Xây dựng | Các bộ, ngành và địa phương | Quốc hội | 2024 - 2026 |
29 | a) Nghiên cứu, rà soát Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi, bổ sung) | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành và địa phương | Quốc hội | Thực hiện sau khi có ý kiến kết luận của Bộ Chính trị về nội dung phân cấp ngân sách |
b) Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thuế, phí liên quan đến bất động sản | Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp | Cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật | 2023 - 2025 | ||
30 | Xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi) | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Các bộ, ngành và địa phương | Quốc hội | 2024 - 2030 |
31 | Xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi) | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Các bộ, ngành và địa phương | Quốc hội | 2023 - 2024 |
32 | Rà soát, sửa đổi bổ sung hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững | Bộ Khoa học và Công nghệ | Bộ Xây dựng và các bộ, ngành có liên quan | Cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật | 2023 - 2030 |
33 | Nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách đặc thù: | ||||
a) Hoàn thiện các chính sách xử lý các vấn đề liên ngành, liên vùng về bảo vệ nguồn nước, quản lý chất thải, sử dụng tài nguyên, đất đai theo đặc điểm từng vùng miền | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các bộ, ngành có liên quan | Cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật | 2023 - 2030 | |
b) Triển khai xây dựng và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/05/2022 của Chính phủ về quản lý Khu công nghiệp và Khu kinh tế; triển khai xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nâng cao hiệu quả phát triển Khu công nghiệp và Khu kinh tế trong giai đoạn tới; đề xuất cơ chế chính sách về việc tích hợp các quy hoạch về tài nguyên và môi trường, biến đổi khí hậu với đô thị trong quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia; cơ chế chính sách về xây dựng dữ liệu thông tin, cập nhật thông tin nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu vùng, quốc gia | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Các bộ, ngành và cơ quan liên quan | Cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật | 2023 - 2030 |
Nhiệm vụ cụ thể chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện quy hoạch và phát triển bền vững đô thị Việt Nam sẽ được phân công cho từng Bộ với từng nhiệm vụ phù hợp với chức năng của từng Bộ.
Chương trình hành động Chính phủ triển khai thực hiện quy hoạch và phát triển bền vững đô thị Việt Nam có sự phân công nhiệm vụ cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)
Danh mục nhiệm vụ đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng biển đổi khí hậu để thực hiện quy hoạch và phát triển bền vững đô thị Việt Nam?
Tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị quyết 148/NQ-CP năm 2022 quy định danh mục nhiệm vụ đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng biển đổi khí hậu để thực hiện quy hoạch và phát triển bền vững đô thị Việt Nam như sau:
TT | Nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Nguồn vốn | Thời gian thực hiện |
5 | Tổ chức rà soát, điều chỉnh hoặc lập, thẩm định, phê duyệt chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và chương trình phát triển đô thị từng đô thị | |||
- Đến năm 2025 hoàn thành rà soát, phủ kín quy hoạch chung tại các đô thị; phê duyệt quy chế quản lý kiến trúc tại các đô thị vừa và lớn; đến năm 2030, tối thiểu phủ kín quy hoạch phân khu các khu vực trung tâm, khu vực dự kiến phát triển và khu vực dự kiến thành lập mới đơn vị hành chính đô thị (quận, phường) | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật | Ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác | 2022 - 2030 | |
- Thực hiện 100% các đô thị từ loại IV trở lên có Chương trình phát triển đô thị | ||||
- Rà soát, lập Chương trình phát triển đô thị cho 100 đô thị tiêu biểu, có khả năng chống chịu, giảm phát thải, thông minh, có bản sắc và hoàn thiện điều kiện hạ tầng đô thị | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương | 2023 | ||
6 | Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội các đô thị. | |||
- Cây xanh đô thị: phát triển tăng thêm ít nhất 30 triệu m2 cây xanh tại các đô thị loại III, II, I và 10 triệu m2 cây xanh công cộng tại các đô thị loại đặc biệt | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các bộ ngành liên quan | Ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác | 2022 - 2030 | |
- Giao thông đô thị phát triển tăng thêm ít nhất 400 km2 đất giao thông đô thị. | ||||
- Thoát nước và xử lý nước thải đô thị: tối thiểu tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý tại các đô thị loại II trở lên đạt 40% - 45% năm 2030. | ||||
7 | Cải tạo, chỉnh trang các đô thị vừa và lớn từ loại III trở lên | |||
- Ít nhất 130 đô thị từ loại III trở lên hoàn thiện các tiêu chuẩn hạ tầng đô thị theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị. | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các bộ ngành liên quan | Ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác | 2022 - 2030 | |
- Cải tạo chỉnh trang khu vực khoảng 700 phường thuộc đô thị từ loại III trở lên đạt chuẩn. | ||||
8 | Thí điểm thực hiện các dự án tái thiết đô thị và nghiên cứu đề xuất thí điểm các mô hình đột phá, đổi mới sáng tạo | |||
Thí điểm lựa chọn vị trí, thực hiện dự án tái thiết đô thị tại khu vực trung tâm, tạo khu vực động lực thúc đẩy phát triển kinh tế đô thị; thí điểm các mô hình đột phá, đổi mới sáng tạo thu hút đầu tư phát triển đô thị tại 6 - 8 đô thị trung tâm cấp vùng | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các bộ ngành liên quan | Thực hiện theo các đề án riêng | 2022 - 2030 | |
9 | Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp vùng, liên vùng | |||
- Đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật đầu mối, các dự án cấp nước, xử lý rác thải liên vùng theo quy hoạch vùng, ưu tiên khu vực đồng bằng sông Cửu Long. - Đầu tư khép kín các đường vành đai, đường xuyên tâm, hệ thống giao thông công cộng đồng bộ có sức chở lớn, bến, bãi đỗ xe tại các đô thị. | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các bộ ngành liên quan | Thực hiện theo các đề án riêng | 2022 - 2030 | |
10 | Đầu tư phát triển đảm bảo an sinh nhà ở | |||
Thực hiện các chỉ tiêu đảm bảo an sinh nhà ở theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị trên cả nước đạt tối thiểu 28 m2 vào năm 2025, đến năm 2030 đạt tối thiểu 32 m2. | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp Bộ Xây dựng và các bộ, ngành có liên quan | Thực hiện theo các đề án riêng | 2022 - 2030 | |
11 | Xây dựng, phát triển đô thị thông minh | |||
Thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên đến năm 2025, các nhiệm vụ giải pháp đến năm 2030 theo Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông | Thực hiện theo các đề án riêng | 2022 - 2030 | |
12 | Xây dựng, phát triển đô thị có năng lực chống chịu, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển các công trình xanh, khu đô thị xanh trong đô thị, đảm bảo chất lượng môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và tăng trưởng xanh | |||
Thực hiện các chương trình, dự án phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 25/3/2021, nâng cao năng lực chống chịu biến đổi khí hậu của 140 đô thị. | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành có liên quan | Thực hiện theo các đề án riêng | 2022 - 2030 | |
13 | Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đối với các khu vực nông thôn đô thị hóa | |||
Đầu tư xây dựng phát triển mới khoảng hơn 5.000 ha đất xây dựng đô thị, bao gồm các khu vực nông thôn đô thị hóa được công nhận đạt đô thị loại V. | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Theo quy định của Chương trình mục tiêu quốc gia | 2022 - 2025 | |
14 | Rà soát tổng thể, sắp xếp lại các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở tại các đô thị | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác | 2030 |
15 | Hạn chế xe cá nhân và khuyến khích các phương tiện giao thông công cộng, thân thiện môi trường | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp Bộ Giao thông vận tải | Thực hiện theo đề án cụ thể | 2030 |
16 | Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị | Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp và cơ quan liên quan | Thực hiện theo đề án cụ thể | 2030 |
17 | Đề xuất các biện pháp kiểm soát, cải thiện chất lượng không khí | Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với các bộ ngành liên quan | Thực hiện theo đề án cụ thể | 2030 |
18 | Mô hình bảo đảm phát triển hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở tại đô thị | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp Bộ Y tế và các bộ ngành, địa phương | Thực hiện theo đề án cụ thể | 2030 |
Danh mục nhiệm vụ đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng biển đổi khí hậu để thực hiện quy hoạch và phát triển bền vững đô thị Việt Nam.
Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quy hoạch và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như thế nào?
Tại tiểu mục 3 Mục III Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ban hành kèm theo Nghị quyết 148/NQ-CP năm 2022 quy định Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thực hiện quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như sau:
- Chủ trì xây dựng tổng mức và cân đối vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước; xây dựng định hướng thu hút và sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi; hướng dẫn các cơ quan chủ quản xây dựng danh mục các chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA, vốn vay ưu đãi, ưu tiên bố trí đủ nguồn lực cho thực hiện mục tiêu Chương trình hành động.
- Chỉ đạo tổ chức định kỳ điều tra, thống kê quốc gia việc thực hiện các chỉ tiêu cụ thể được yêu cầu tại Nghị quyết số 06-NQ/TW.
Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quy hoạch và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 gồm:
- Chủ trì xây dựng tổng mức và cân đối vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước; xây dựng định hướng thu hút và sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi; hướng dẫn các cơ quan chủ quản xây dựng danh mục các chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA, vốn vay ưu đãi, ưu tiên bố trí đủ nguồn lực cho thực hiện mục tiêu Chương trình hành động. Chỉ đạo tổ chức định kỳ điều tra, thống kê quốc gia việc thực hiện các chỉ tiêu cụ thể.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Thời gian sử dụng điện trong ngày được phân loại theo giờ như thế nào?
- AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
- 05 bước làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp HTX 2024?
- 01 năm bao nhiêu cái Tết? Tết Nguyên đán có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?