Tiêu chuẩn về năng lực công tác của Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam như thế nào?
- Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có tiêu chuẩn về năng lực công tác như thế nào?
- Tiêu chuẩn về trình độ của Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là gì?
- Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có tiêu chuẩn về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý và công tác công đoàn như thế nào?
Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có tiêu chuẩn về năng lực công tác như thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 3 Quy định Tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 3169/QĐ-TLĐ năm 2021 quy định Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn có tiêu chuẩn về năng lực công tác như sau:
a) Về năng lực công tác
- Hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, pháp luật, phong trào công nhân và hoạt động công đoàn; có năng lực cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có khả năng phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, thời cơ, thuận lợi, vấn đề mới, khó và những hạn chế, bất cập trong thực tiễn, phù hợp với vị trí công tác; nhạy bén, nắm bắt kịp thời những vấn đề mới phát sinh trong công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn; có khả năng đề xuất và tham gia xây dựng các quyết định, nghị quyết, chủ trương công tác của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn.
- Có khả năng tổ chức triển khai hiệu quả các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết, chủ trương công tác của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn tại địa phương, ngành, lĩnh vực được phân công.
Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần có hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, pháp luật, phong trào công nhân và hoạt động công đoàn; có khả năng tổ chức triển khai hiệu quả các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước...
Tiêu chuẩn về trình độ của Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là gì?
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 3 Quy định Tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 3169/QĐ-TLĐ năm 2021 quy định tiêu chuẩn về trình độ của Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn như sau:
b) Về trình độ
- Nhân sự là cán bộ chuyên trách công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên; cơ cấu đại diện đơn vị kinh tế, sự nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn; cơ cấu các bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên và trình độ cao cấp lý luận chính trị.
- Nhân sự là cán bộ công đoàn cơ sở phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên.
- Nhân sự là công nhân, người lao động trực tiếp sản xuất phải có trình độ trung cấp nghề trở lên hoặc có tay nghề bậc 4/7 hoặc tương đương trở lên theo đặc thù nghề thợ.
Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cán bộ chuyên trách công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên; cơ cấu đại diện đơn vị kinh tế, sự nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn;
Là cán bộ công đoàn cơ sở phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên hoặc là công nhân, người lao động trực tiếp sản xuất phải có trình độ trung cấp nghề trở lên hoặc có tay nghề bậc 4/7 hoặc tương đương trở lên theo đặc thù nghề thợ.
Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có tiêu chuẩn về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý và công tác công đoàn như thế nào?
Tại điểm c khoản 1 Điều 3 Quy định Tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 3169/QĐ-TLĐ năm 2021 quy định Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn có tiêu chuẩn về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý và công tác công đoàn như sau:
c) Về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý và công tác công đoàn
- Nhân sự tại các ban và tương đương cơ quan Tổng Liên đoàn phải đang giữ chức vụ cấp trường; trường hợp có cơ cấu cấp phó, thì phải có thời gian giữ chức vụ cấp phó từ đủ 01 năm trở lên. Nhân sự tại các bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương phải đang giữ chức phó vụ trưởng và tương đương trở lên; nhân sự tại đơn vị kinh tế, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn phải là người đứng đầu.
- Nhân sự tại công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương phải đang giữ chức danh chủ tịch. Trường hợp đơn vị có cơ cấu phó chủ tịch, nhân sự phải có thời gian giữ chức vụ phó chủ tịch từ đủ 01 năm trở lên.
- Nhân sự tại công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phải đang giữ chức danh chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và đã có thời gian giữ chức vụ từ phó chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và tương đương trở lên từ đủ 01 năm trở lên.
- Nhân sự tại công đoàn cơ sở phải đang giữ chức vụ chủ tịch công đoàn cơ sở đủ 03 năm trở lên.
- Nhân sự là công nhân, lao động trực tiếp sản xuất phải đã có thời gian làm việc liên tục tại đơn vị từ 03 năm trở lên; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải có từ 2000 đoàn viên công đoàn trở lên; đồng thời là đoàn viên nòng cốt, đi đầu trong các hoạt động do ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức, có điều kiện tham gia Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, đã được công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương khen thưởng thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn.
Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý và công tác công đoàn theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Quy định Tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 3169/QĐ-TLĐ năm 2021.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?