Thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp có nguyên tắc là gì?
- 1. Nguyên tắc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp là gì?
- 2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp theo chức năng, nhiệm vụ như thế nào?
- 3. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp theo cơ quan có thẩm quyền thành lập ra sao?
- 4. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp theo mức độ tự chủ về tài chính như thế nào?
1. Nguyên tắc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 07/2022/TT-BTP (Có hiệu lực từ 19/12/2022) quy định về nguyên tắc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp như sau:
Việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp phải phù hợp với quy định tại Điều 4 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi là Nghị định số 120/2020/NĐ-CP).
2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp theo chức năng, nhiệm vụ như thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 07/2022/TT-BTP (Có hiệu lực từ 19/12/2022) quy định về phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp theo chức năng, nhiệm vụ như sau:
1. Đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước
a) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng nghiên cứu phục vụ hoạch định chiến lược và xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về ngành, lĩnh vực tư pháp;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng xây dựng, quản lý, khai thác thông tin, hỗ trợ pháp luật;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện các chức năng khác phục vụ quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công
a) Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước hoặc dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp theo danh mục được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công là đơn vị thực hiện một hoặc nhiều chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và một hoặc nhiều chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này.
Việc xác định loại hình đơn vị sự nghiệp công lập tại khoản này căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp theo cơ quan có thẩm quyền thành lập ra sao?
Tại Điều 5 Thông tư 07/2022/TT-BTP (Có hiệu lực từ 19/12/2022) quy định về phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp theo cơ quan có thẩm quyền thành lập như sau:
1. Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Chính phủ.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập bởi chủ thể khác theo quy định của pháp luật.
4. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp theo mức độ tự chủ về tài chính như thế nào?
Tại Điều 6 Thông tư 07/2022/TT-BTP (Có hiệu lực từ 19/12/2022) quy định về phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp theo mức độ tự chủ về tài chính như sau:
1. Phân loại theo mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
a) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;
d) Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
2. Việc xác định mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành, lĩnh vực tư pháp tại khoản này thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?