Tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, việc hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ tự nguyện thực hiện ra sao?
- Hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ tự nguyện tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thế nào?
- Các hình thức nào xử lý vi phạm đối với thành viên bù trừ tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam?
- Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành văn bản nhắc nhở thành viên bù trừ trong các trường hợp nào?
Hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ tự nguyện tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thế nào?
Tại Điều 4 Quy chế thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 84/QĐ-VSD năm 2022 có quy định về hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ tự nguyện tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:
1. Thành viên bù trừ tự nguyện xin hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Thông tư số 58/2021/TT-BTC ngày 12/7/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 158/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh (sau đây gọi tắt là Thông tư 58/2021/TT-BTC) gửi VSD hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đề nghị hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ theo Mẫu 08/PS-TVBT ban hành kèm theo Quy chế này.
b) Phương án xử lý số dư vị thế, tài sản ký quỹ trên tài khoản tự doanh và tài khoản khách hàng của thành viên bù trừ.
2. Hồ sơ đề nghị hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ tự nguyện được lập thành 01 bộ gốc và gửi đến VSD theo hình thức trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ tự nguyện:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: VSD có văn bản gửi thành viên bù trừ về việc ngừng cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh và cho phép tiến hành các thủ tục hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ.
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ: VSD có văn bản yêu cầu thành viên bù trừ sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Trường hợp từ chối, VSD phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Kể từ thời điểm ngừng cung cấp dịch vụ bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh theo văn bản thông báo quy định tại khoản 3 Điều này, VSD chỉ thực hiện các nghiệp vụ sau cho thành viên bù trừ:
a) Bù trừ cho các giao dịch đối ứng để đóng vị thế, thanh toán lãi lỗ vị thế hàng ngày hoặc thanh toán thực hiện hợp đồng cho các vị thế hiện có trên tài khoản.
b) Chuyển khoản tất toán vị thế, ký quỹ theo yêu cầu của khách hàng từ thành viên bù trừ bị hủy bỏ tư cách sang thành viên bù trừ thay thế.
c) Thông báo, đối chiếu với thành viên bù trừ về số dư vị thế, tài sản ký quỹ trên tài khoản của từng khách hàng.
5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của VSD về số dư vị thế, tài sản ký quỹ trên tài khoản của từng khách hàng theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều này, thành viên bù trừ có trách nhiệm phối hợp với VSD thực hiện đối chiếu và xác nhận thông tin về số dư vị thế, tài sản ký quỹ trên tài khoản của từng khách hàng. Trường hợp có sự sai lệch, thành viên bù trừ gửi văn bản thông báo đến VSD để kiểm tra, đối chiếu.
6. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày VSD có văn bản về việc ngừng cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh, thành viên bù trừ phải công bố thông tin về việc tiến hành thủ tục hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ để làm thủ tục đóng hoặc tất toán vị thế, tài sản ký quỹ của khách hàng sang thành viên bù trừ khác và tất toán toàn bộ vị thế tự doanh của mình. Thời gian VSD thực hiện chuyển khoản tất toán vị thế, tài sản ký quỹ theo yêu cầu của khách hàng tối đa là 30 ngày kể từ ngày ngừng cung cấp dịch vụ. Hồ sơ tất toán tài khoản theo yêu cầu khách hàng được quy định tại Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại VSD.
7. Sau thời hạn quy định tại khoản 6 Điều này, đối với vị thế, tài sản ký quỹ của các khách hàng chưa tất toán, thành viên bù trừ có trách nhiệm thỏa thuận, xác lập thành viên bù trừ thay thế và thông báo cho VSD.
8. VSD lập danh sách khách hàng chưa tất toán vị thế, tài sản ký quỹ để chuyển thông tin cho thành viên bù trừ thay thế mở tài khoản cho khách hàng. Danh sách này không bao gồm các tài khoản đang vi phạm tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ, giới hạn vị thế; mất khả năng thanh toán; có tranh chấp về tài sản ký quỹ, các nghĩa vụ dân sự giữa khách hàng và thành viên bù trừ mà thành viên bù trừ đã xác nhận với VSD.
9. Thành viên bù trừ có trách nhiệm thực hiện đóng vị thế bắt buộc và hoàn trả tài sản ký quỹ (nếu có) cho khách hàng có tài khoản đang vi phạm tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ, giới hạn vị thế; mất khả năng thanh toán; có tranh chấp về tài sản ký quỹ, các nghĩa vụ dân sự giữa khách hàng và thành viên bù trừ mà thành viên bù trừ đã xác nhận với VSD.
10. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách tài khoản do VSD cung cấp theo quy định tại khoản 8 Điều này, thành viên bù trừ thay thế tiến hành mở tài khoản ký quỹ cho từng khách hàng và đăng ký thông tin tài khoản với VSD để VSD thực hiện chuyển khoản.
11. Trình tự, thủ tục chuyển khoản tất toán vị thế, ký quỹ được quy định tại Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại VSD.
12. VSD ra Quyết định hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ, hoàn trả tài sản đóng góp Quỹ bù trừ cho thành viên bù trừ theo quy định tại Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại VSD và công bố thông tin ra thị trường sau khi thành viên bù trừ hoàn thành các công việc dưới đây:
a) Tất toán tài khoản tự doanh (nếu có) và tất toán toàn bộ tài khoản của khách hàng mở tại thành viên bù trừ hoặc hoàn tất chuyển khoản toàn bộ vị thế và tài sản ký quỹ của khách hàng sang thành viên bù trừ thay thế.
b) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với VSD theo quy định.
Theo đó, thành viên bù trừ tự nguyện xin hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Thông tư 58/2021/TT-BTC gửi VSD hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ theo Mẫu 08/PS-TVBT ban hành kèm theo Quy chế này.
- Phương án xử lý số dư vị thế, tài sản ký quỹ trên tài khoản tự doanh và tài khoản khách hàng của thành viên bù trừ.
Tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, việc hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ tự nguyện thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Các hình thức nào xử lý vi phạm đối với thành viên bù trừ tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam?
Tại Điều 5 Quy chế thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 84/QĐ-VSD năm 2022 có quy định về các hình thức xử lý vi phạm đối với thành viên bù trừ tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam như sau:
- VSD áp dụng các hình thức xử lý vi phạm sau đây đối với thành viên bù trừ:
+ Nhắc nhở;
+ Khiển trách;
+ Đình chỉ hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên bù trừ;
+ Hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ bắt buộc.
- Hình thức xử lý vi phạm theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này sẽ được công bố trên trang thông tin điện tử của VSD và báo cáo UBCKNN. Thành viên bù trừ bị xử lý vi phạm có trách nhiệm công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của chính thành viên bù trừ.
- Việc xử lý vi phạm theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này không áp dụng đối với các thành viên bù trừ đang trong quá trình xử lý hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ.
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành văn bản nhắc nhở thành viên bù trừ trong các trường hợp nào?
Tại khoản 1 Điều 6 Quy chế thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 84/QĐ-VSD năm 2022 có quy định về các trường hợp trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành văn bản nhắc nhở thành viên bù trừ như sau:
1. VSD ban hành văn bản nhắc nhở thành viên bù trừ trong các trường hợp sau:
a) Không đóng góp đủ và/hoặc không đóng góp đúng hạn vào Quỹ bù trừ theo thông báo của VSD;
b) Không khắc phục được vi phạm quy định về tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ trước thời hạn nộp ký quỹ trong ngày theo quy định tại Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại VSD với số lượng từ 02 tài khoản trở xuống;
c) Trong thời hạn 01 tháng để xảy ra 02 lần vi phạm quy định giới hạn vị thế trên tài khoản nhà đầu tư;
d) Không hoàn tất việc giảm số lượng hợp đồng tương lai vượt giới hạn vị thế trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo vi phạm của VSD ngoại trừ trường hợp vượt giới hạn vị thế do xác định lại tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
đ) Mất khả năng thanh toán với số tiền thiếu hụt không vượt quá số dư tiền ký quỹ có thể sử dụng của chính thành viên bù trừ đó tại thời điểm xác định mất khả năng thanh toán (bao gồm tiền ký quỹ trên tài khoản nhà đầu tư mất khả năng thanh toán và tiền ký quỹ tự doanh);
e) Không nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản giá dịch vụ liên quan đến hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh theo thông báo của VSD.
g) Không thông báo hoặc thông báo chậm so với thời hạn quy định cho VSD về các nội dung thay đổi thông tin đăng ký thành viên bù trừ (trường hợp không cần VSD chấp thuận) quy định tại Điều 3 Quy chế này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?