Trong lĩnh vực việc làm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn ra sao?

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong lĩnh vực việc làm?  Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng? Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm)?

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong lĩnh vực việc làm?

Tại khoản 4 Điều 2 Quyết định 40/2022/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội trong lĩnh vực việc làm như sau:

a) Tổ chức thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn và hằng năm, dự án, đề án về việc làm, hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động, dịch vụ việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, tuyển dụng và quản lý lao động tại Việt Nam theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; thu thập, lưu trữ, tổng hợp, phân tích, dự báo, phổ biến và quản lý thông tin thị trường lao động của Thành phố.
b) Hướng dẫn và thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm, chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
c) Quản lý nhà nước đối với các tổ chức dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật; tổ chức cấp, gia hạn, cấp lại hoặc thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố.
d) Thực hiện chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật lao động.
đ) Quản lý tổ chức được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phân cấp, ủy quyền, giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu về tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
e) Thực hiện quản lý nhà nước về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

Trong lĩnh vực việc làm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

Tổ chức thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn và hằng năm, dự án, đề án về việc làm, hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động, dịch vụ việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, tuyển dụng và quản lý lao động tại Việt Nam. Hướng dẫn và thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm, chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Quản lý nhà nước đối với các tổ chức dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật; tổ chức cấp, gia hạn, cấp lại hoặc thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố.

Thực hiện chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật lao động.

Quản lý tổ chức được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phân cấp, ủy quyền, giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu về tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Thực hiện quản lý nhà nước về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

Trong lĩnh vực việc làm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn ra sao?

Trong lĩnh vực việc làm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như nào? (Hình từ Internet)

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?

Tại khoản 5 Điều 2 Quyết định 40/2022/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

a) Cung cấp thông tin chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết.
b) Xác nhận việc đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập đối với doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài có thời gian dưới 90 ngày; xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết.
c) Cung cấp thông tin về thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động để người lao động sau khi kết thúc hợp đồng ở nước ngoài về nước lựa chọn việc làm phù hợp với kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ nghề nghiệp được tích lũy sau quá trình làm việc ở nước ngoài.
d) Hỗ trợ người lao động sau khi về nước tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện nhằm hòa nhập xã hội.

Trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Cung cấp thông tin chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết.

- Xác nhận việc đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập đối với doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài có thời gian dưới 90 ngày; xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết.

- Cung cấp thông tin về thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động để người lao động sau khi kết thúc hợp đồng ở nước ngoài về nước lựa chọn việc làm phù hợp với kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ nghề nghiệp được tích lũy sau quá trình làm việc ở nước ngoài.

- Hỗ trợ người lao động sau khi về nước tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện nhằm hòa nhập xã hội.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm)?

Tại khoản 6 Điều 2 Quyết định 40/2022/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm) như sau:

a) Triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp ở Thành phố sau khi được phê duyệt; sắp xếp, tổ chức hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý.
b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.
c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp và nhà giáo; tổ chức hội giảng nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp Thành phố, các hội thi có liên quan đến người học các chương trình giáo dục nghề nghiệp.
d) Tổ chức thực hiện việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp; việc thành lập, công nhận trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; việc thành lập, đình chỉ hoạt động phân hiệu của trường trung cấp; việc công nhận, không công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục, việc công nhận, miễn nhiệm giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục. Thực hiện việc công nhận Hội đồng quản trị trường trung cấp tư thục; việc cấp, đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.
đ) Rà soát, xây dựng, quản lý danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo khác; tổ chức thực hiện quy định về đào tạo trình độ trung cấp, sơ cấp, đào tạo thường xuyên, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề trong doanh nghiệp; thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động nông thôn, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nữ và các đối tượng chính sách khác.

Trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm) thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn:

Triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp ở Thành phố; sắp xếp, tổ chức hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý.

Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định về giáo dục nghề nghiệp. Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp và nhà giáo; tổ chức hội giảng nhà giáo trong cơ sở, hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp Thành phố, các hội thi có liên quan đến người học.

Tổ chức thực hiện việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp; việc thành lập, công nhận trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.

Thực hiện việc công nhận Hội đồng quản trị trường trung cấp tư thục; việc cấp, đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.

Rà soát, xây dựng, quản lý danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo khác; tổ chức thực hiện quy định về đào tạo trình độ trung cấp, sơ cấp, đào tạo thường xuyên, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề trong doanh nghiệp; thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động nông thôn, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nữ và các đối tượng chính sách khác.

Trân trọng!

Cơ cấu tổ chức Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cơ cấu tổ chức Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Hỏi đáp pháp luật
Trong lĩnh vực người có công, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trong lĩnh vực việc làm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Vị trí và chức năng của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cơ cấu tổ chức Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Huỳnh Minh Hân
581 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào