Bản cáo trạng có được xem là 1 trong những văn bản tố tụng không?
Văn bản tố tụng có bao gồm bản cáo trạng hay không?
Văn bản tố tụng trong lĩnh vực hình sự có bao gồm bản cáo trạng hay không? Căn cứ tại khoản nào?
Trả lời:
Căn cứ Khoản 1 Điều 132 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Văn bản tố tụng gồm lệnh, quyết định, yêu cầu, kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án và các văn bản tố tụng khác trong hoạt động tố tụng được lập theo mẫu thống nhất.
Như vậy, từ quy định trên có thể thấy bản cáo trạng là một văn bản tố tụng theo quy định pháp luật về hình sự.
Bản cáo trạng có được xem là 1 trong những văn bản tố tụng không? (Hình từ Internet)
Khi nào thì tiến hành công bố bản cáo trạng vụ án hình sự?
Xin chào Ban biên tập, tôi là sinh viên năm 3 tại một trường Đại học. Do chưa có thời gian đi trải nghiệm thực tế, nên tôi vẫn chưa hình dung được diễn biến của phiên tòa ra sao. Nên tôi đành tìm hiểu qua tài liệu, tuy nhiên cũng cần lắm sự hỗ trợ từ anh/chị Ban biên tập, cụ thể: Khi nào thì tiến hành công bố bản cáo trạng vụ án hình sự? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi.
Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Điều 306 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, công bố bản cáo trạng được quy định như sau:
- Trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung (nếu có). Ý kiến bổ sung không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo.
- Bên cạnh đó, mình xin cung cấp thêm trình tự xét hỏi tại phiên tòa:
+ Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự việc, từng tội trong vụ án và từng người. Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý.
+ Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi.
Người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ.
Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định, định giá tài sản.
+ Khi xét hỏi, Hội đồng xét xử xem xét vật chứng có liên quan trong vụ án.
Phần kết luận của bản cáo trạng có cần ghi rõ tội danh và điều, khoản, điểm không?
Dạ, cho em hỏi, đối với bản cáo trạng vụ án hình sự ở phần kết luận của bản cáo trạng có cần ghi rõ tội danh và điều, khoản, điểm áp dụng không?
Trả lời:
Căn cứ Điều 243 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định quyết định truy tố bị can như sau:
Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng.
Bản cáo trạng ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; những chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng.
Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng.
Theo đó, về nguyên tắc thì phần kết luận của bản cáo trạng phải ghi rõ tội danh và điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng. Điều này để thể hiện rõ bị can bị truy tố theo tội danh nào, điều khoản nào nhằm phục vụ cho các hoạt động tố tụng khác sau này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn bản tố tụng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?