Thẩm phán phải ra quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn nào?
Trong thời hạn nào Thẩm phán phải ra quyết định mở thủ tục phá sản?
Cho hỏi trường hợp đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Thẩm phán phải ra quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn nào? Luật có quy định không ạ.
Trả lời:
Theo Điều 42 Luật Phá sản 2014 có quy định về quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, theo đó:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp quy định tại Điều 105 của Luật này.
Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
...
Như vậy, theo quy định khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán sẽ phải ra quyết định mở thủ tục phá sản (trừ trường hợp tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn theo quy định tại Điều 105 Luật này).
Quyết định mở thủ tục phá sản có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định.
Thẩm phán phải ra quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn nào? (Hình từ Internet)
Chánh án chỉ phân công một Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
Chánh án Tòa án chỉ phân công một Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đúng không?
Trả lời:
Theo Khoản 1 Điều 31 Luật Phá sản 2014 có quy định về phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án Tòa án nhân dân phân công một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Như vậy, tùy trường hợp cụ thể mà Chánh án Tòa án nhân dân phân công một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán để giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Không nhất thiết trong mọi trường hợp chỉ phân công một Thẩm phán giải quyết.
Trường hợp nào thẩm phán phải từ chối tham gia giải quyết phá sản?
Trong việc tham gia giải quyết thủ tục phá sản, có những trường hợp nào thì buộc thẩm phán phải từ chối tham gia giải quyết hoặc bị thay đối? Căn cứ tại văn bản nào?
Trả lời:
Căn cứ Điều 10 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:
- Thẩm phán phải từ chối tham gia giải quyết phá sản hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau:
+ Đồng thời là người tham gia thủ tục phá sản; người đại diện, người thân thích của người tham gia thủ tục phá sản trong vụ việc phá sản đó;
+ Đã tham gia với tư cách Kiểm sát viên, Quản tài viên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia thủ tục phá sản, người giám định, thẩm định giá, định giá, người phiên dịch trong vụ việc phá sản đó;
+ Cùng trong một Tổ Thẩm phán giải quyết phá sản đó và là người thân thích với nhau;
+ Đã tham gia ra quyết định tuyên bố phá sản đối với vụ việc phá sản đó;
+ Có căn cứ rõ ràng cho rằng Thẩm phán có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
- Việc thay đổi Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân quyết định. Trường hợp Thẩm phán phụ trách việc phá sản là Chánh án thì việc thay đổi Thẩm phán do Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định. Quyết định thay đổi Thẩm phán của Chánh án là quyết định cuối cùng.
Trên đây là những truờng hợp mà Thẩm phán phải từ chối tham gia giải quyết phá sản hoặc bị thay đổi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?