Thủ tục xóa án tích
Theo quy định tại các Điều 63, 64, 65, 66, 67 Bộ luật Hình sự năm 1999, người được xóa án tích coi như chưa bị kết án và được Tòa án cấp giấy chứng nhận hoặc ra Quyết định xóa án tích trong những trường hợp sau đây:
1. Đương nhiên xóa án tích đối với:
- Người được miễn hình phạt.
- Người bị kết án không phải về các tội quy định tại ChươngXI (Các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và chương XXIV (các tội phá họai hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh), nếu từ khi chấp hành xong bản án (về hình phạt và các khoản tiền án phí, tiền phạt hoặc khoản tiền bồi thường dân sự khác) hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành án, người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau:
· Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù cho hưởng án treo;
· Ba năm trong trường hợp phạt tù đến ba năm;
· Năm năm trong trường hợp phạt tù trên ba năm đến mười lăm năm;
· Bảy năm trong trường hợp phạt tù trên mười lăm năm.
2. Xoá án tích theo quyết định của tòa án:
Tòa án quyết định xoá án tích đối với những người bị kết án về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV Bộ luật Hình sự, căn cứ vào tính chất của tội phạm đã được thực hiện, nhân thân, thái độ chấp hành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án, trong các trường hợp sau đây:
- Đã bị phạt tù ba năm mà không phạm tội mới trong thời hạn ba năm kể từ khi chấp hành xong bản án họặc kể từ khi hết thời hiệu thi hành bản án;
- Đã bị phạt tù trên ba năm đến mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn bảy năm kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc hết thời hiệu thi hành án.
- Đã bị phạt tù trên mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn mười năm kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc hết thời hiệu thi hành án.
Lưu ý: Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu phải chờ một năm sau mới được xin xóa án tích; nếu bị Tòa án bác đơn lần thứ hai trở đi thì phải sau hai năm mới được xin xóa án tích.
3. Xoá án tích trong trường hợp đặc biệt:
Trong trường hợp người bị kết án có những tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú đề nghị thì có thể được Tòa án xóa án tích nếu người đó đã đảm bảo ít nhất một phần ba thời hạn quy định.
Đối với trường trên của em trai của bạn thì theo quy định trên thì sau thời hạn 1 năm từ khi chấp hành xong bản án phạt tù nhưng cho hưởng án, người đó không phạm tội mới trong thời hạn nói trên thì em trai của bạn sẽ được đương nhiên xóa án tích. Tuy nhiên, bạn cần chú ý theo hướng dẫn tại điểm c mục 11 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của BLHS năm 1999 thì Được coi là chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết khác của bản án trong các trường hợp sau đây:
- Người bị kết án tự mình đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án;
- Người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, còn các quyết định về tài sản trong bản án hình sự đã có người nộp thay cho người bị kết án (người thân của người bị kết án đã bồi thường thay, đã nộp tiền án phí, tiền phạt... thay cho người bị kết án hoặc người cùng người bị kết án phải liên đới bồi thường đã bồi thường đủ toàn bộ theo quyết định của bản án);
- Người bị xử phạt tù, nhưng được hưởng án treo đã chấp hành xong thời gian thử thách, trong trường hợp đã chấp hành xong hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án (nếu có).
Như vậy, mốc thời gian để tính thời hạn được đương nhiên xóa án tích trong trường hợp em trai của bạn là phải tính 1 năm kể khi em trai của bạn chấp hành xong thời hạn thử thách chứ không phải là mốc thời hạn em trai của bạn chấp hành xong thời gian thử thách. Do đó, trong trường hợp nói trên, em trai của bạn phải chờ 1 năm nữa và không phạm tội trong khoảng thời gian này thì sẽ thuộc trường hợp đương nhiên xóa án tích và tiến hành các thủ tục cần thiếtđể được xóa án tích theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ xóa án tích gồm: Khi người bị kết án đương nhiên xóa án tích, nếu cần cấp giấy chứng nhận xóa án tích thì làm đơn, kèm các tài liệu như giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp; giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khỏan bồi thường, án phí, tiền phạt; giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an Quận, Huyện nơi người bị kết án thường trú cấp (theo mẫu quy định của ngành Công an), bản sao hộ khẩu; bản sao chứng minh nhân dân.
Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt, ngoài các lọai tài liệu như trên, phải có văn bản đề nghị của chính quyền, cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án thường trú, công tác.
Thẩm quyền xét đơn xin xóa án tích:
- Tòa án đã xét xử sơ thẩm là Tòa án có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận xóa án tích, hoặc ra Quyết định xóa án tích.
- Người xin xóa án tích nộp hồ sơ xin xóa án tích tại Tòa án đã xét xử sơ thẩm (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện).
- Người xin xóa án tích không phải nộp bất cứ khoản tiền lệ phí Tòa án nào (trừ trường hợp xin sao quyết định xóa án tích hoặc giấy chứng nhận xóa án tích).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?