Nội dung và yêu cầu kiến thức môn địa lí về sử dụng bản đồ- Trái Đất trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông như thế nào?
- 1. Trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông, nội dung và yêu cầu kiến thức môn địa lí về sử dụng bản đồ- Trái Đất ra sao?
- 2. Kiến thức môn địa lí về địa lí tự nhiên đại cương trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông có nội dung và yêu cầu là gì?
- 3. Nội dung và yêu cầu kiến thức môn địa lí về địa lí kinh tế- xã hội đại cương và môi trường trong chương trình trung học phổ thông như thế nào?
1. Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông môn địa lí về môn địa lí về sử dụng bản đồ- Trái Đất trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Căn cứ Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn địa lí ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 24/12/2022) quy định kiến thức môn địa lí về sử dụng bản đồ- Trái Đất trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông có nội dung và yêu cầu như sau:
STT |
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
|
1 |
Sử dụng bản đồ- Trái Đất |
Sử dụng bản đồ |
- Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. - Sử dụng được bản đồ trong học tập địa lí và đời sống. - Xác định và sử dụng được một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống. |
Trái Đất |
- Trình bày được nguồn gốc hình thành Trái Đất. - Đặc điểm của vỏ Trái Đất, các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất. - Trình bày được khái quát thuyết kiến tạo mảng; vận dụng để giải thích được nguyên nhân hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa. - Phân tích được hệ quả địa lí của các chuyển động chính của Trái Đất: Chuyển động tự quay (sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất); chuyển động quanh Mặt Trời (các mùa trong năm, ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ). - Liên hệ được thực tế địa phương về các mùa trong năm và chênh lệch thời gian ngày đêm. - Sử dụng hình vẽ, lược đồ để phân tích được các hệ quả chuyển động của Trái Đất. |
2. Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông môn địa lí về địa lí tự nhiên đại cương trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Tại Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn địa lí ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 24/12/2022) quy định nội dung và yêu cầu kiến thức môn địa lí về địa lí tự nhiên đại cương trong chương trình trung học phổ thông như sau:
STT |
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
|
2 |
Địa lí tự nhiên đại cương |
Thạch quyển |
- Trình bày được khái niệm thạch quyển; - Phân biệt được thạch quyển với vỏ Trái Đất. - Trình bày khái niệm nội lực, ngoại lực; nguyên nhân của chúng; tác động đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. - Phân tích được sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh về tác động của nội lực, ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. - Nhận xét và giải thích được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa trên bản đồ. |
Khí quyển |
- Nêu được khái niệm khí quyển. - Trình bày được sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí; lục địa, đại dương; địa hình. - Trình bày được các đai khí áp trên Trái Đất. - Trình bày được một số loại gió chính trên Trái Đất - Trình bày được sự phân bố mưa trên thế giới. - Đọc được bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất; phân tích được biểu đồ một số kiểu khí hậu. - Giải thích được một số hiện tượng thời tiết và khí hậu trong thực tế. |
||
Sinh quyển và Thổ nhưỡng |
- Trình bày được khái niệm về đất; phân biệt được lớp vỏ phong hoá và đất. - Trình bày được khái niệm sinh quyển. - Phân tích được sơ đồ, hình vẽ, bản đồ phân bố các nhóm đất và sinh vật trên thế giới. |
3. Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông môn địa lí về địa lí kinh tế- xã hội đại cương và môi trường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Theo Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn địa lí ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 24/12/2022) quy định nội dung và yêu cầu kiến thức môn địa lí về địa lí kinh tế- xã hội đại cương trong chương trình trung học phổ thông như sau:
STT |
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
|
3 |
Địa lí kinh tế- xã hội đại cương |
Địa lí dân cư |
- Trình bày được đặc điểm và tình hình phát triển dân số trên thế giới. - Phân biệt được gia tăng dân số tự nhiên (tỉ suất sinh, tỉ suất tử) và cơ học (xuất cư, nhập cư). - Trình bày được khái niệm về gia tăng dân số thực tế; - Phân tích được các nhân tố tác động đến gia tăng dân số. - Trình bày được các loại cơ cấu dân số: cơ cấu sinh học (tuổi và giới), cơ cấu xã hội (lao động, trình độ văn hoá). - Phân tích được tác động của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến phân bố dân cư. - Trình bày được khái niệm, phân tích được các nhân tố tác động đến đô thị hoá và ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. - Vẽ được biểu đồ về dân số (quy mô, động thái, cơ cấu). - Phân tích được biểu đồ, số liệu thống kê về dân số; xử lí số liệu. - Nhận xét được sự phân bố dân cư thông qua bản đồ, tài liệu, số liệu,... - Giải thích được một số hiện tượng về dân số trong thực tiễn. |
Các nguồn lực, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế |
- Trình bày được khái niệm cơ cấu kinh tế; phân biệt được các loại cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ. - So sánh được một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế: tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng thu nhập quốc gia (GNI), GDP và GNI bình quân đầu người. - Liên hệ được một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế ở địa phương. - Phân tích được sơ đồ nguồn lực và cơ cấu nền kinh tế. - Vẽ được biểu đồ cơ cấu nền kinh tế và nhận xét, giải thích. |
||
Địa lí các ngành kinh tế
Địa lí nông nghiệp |
- Trình bày được vai trò, đặc điểm của nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; những định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai. - Trình bày được vai trò, đặc điểm của các ngành trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. - Trình bày và giải thích được sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi chính trên thế giới. - Trình bày được quan niệm, vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp; phân biệt được vai trò, đặc điểm một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. - Nêu được một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới. - Vận dụng được các kiến thức đã học vào việc giải thích thực tế sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở địa phương. - Đọc được bản đồ; xử lí, phân tích được số liệu thống kê và vẽ được biểu đồ về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. |
||
Địa lí công nghiệp |
- Trình bày được vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp. - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp. - Trình bày được vai trò, đặc điểm và giải thích được sự phân bố của một trong các ngành: Khai thác than, dầu khí, quặng kim loại; điện lực; điện tử, tin học; sản xuất hàng tiêu dùng; thực phẩm. - Phân tích được tác động của công nghiệp đối với môi trường. - Trình bày được quan niệm, vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp; phân biệt được vai trò và đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. - Thu thập tài liệu, trình bày và báo cáo được một vấn đề về công nghiệp. - Đọc được bản đồ công nghiệp; vẽ và phân tích được biểu đồ về công nghiệp. |
||
Địa lí dịch vụ |
- Trình bày được cơ cấu, vai trò, đặc điểm của dịch vụ; - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố dịch vụ. - Trình bày được vai trò và đặc điểm của ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, du lịch, tài chính ngân hàng. - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, du lịch, tài chính ngân hàng; - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, du lịch, tài chính ngân hàng trên thế giới. - Vẽ được biểu đồ, sơ đồ; đọc và phân tích được bản đồ, số liệu thống kê ngành dịch vụ. - Viết được báo cáo tìm hiểu về một ngành dịch vụ |
||
Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh |
- Phân biệt được khái niệm, đặc điểm của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Phân tích được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của xã hội loài người. - Trình bày được khái niệm và sự cần thiết phải phát triển bền vững. - Trình bày được khái niệm và biểu hiện của tăng trưởng xanh. - Liên hệ được một số vấn đề về tăng trưởng xanh tại địa phương |
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?