Bắt buộc phải tốt nghiệp cấp ba đối với người lái phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước đúng không?

Cho tôi hỏi người lái phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước có bắt buộc phải tốt nghiệp cấp ba hay không? - Câu hỏi của Anh Nhi (Đồng Nai).

Bắt buộc phải tốt nghiệp cấp ba đối với người lái phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước đúng không?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 48/2019/NĐ-CP quy định điều kiện đối với phương tiện, người lái phương tiện khi tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước như sau:

Điều kiện đối với phương tiện, người lái phương tiện khi tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước
1. Phương tiện phục vụ hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước phải thực hiện đăng kiểm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành và đăng ký theo quy định tại Nghị định này, trừ phương tiện đã được đăng ký theo các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa hoặc pháp luật về hàng hải.
2. Đối với người lái phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước
a) Người lái phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước phải đủ 15 tuổi trở lên, đảm bảo về sức khỏe;
b) Người lái phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 05 sức ngựa phải có giấy chứng nhận lái phương tiện theo quy định;
c) Người lái phương tiện phải mặc áo phao trong suốt thời gian tham gia hoạt động vui chơi, giải trí;
d) Người lái phương tiện không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải được hướng dẫn về kỹ năng an toàn do tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tổ chức trước khi điều khiển phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước.

Như vậy, người lái phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước phải đủ 15 tuổi trở lên, đảm bảo về sức khỏe. Theo đó, bạn 15 tuổi tốt nghiệp cấp 2 đã đủ điều kiện về tuổi để lái phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước.

người lái phương tiện

Bắt buộc phải tốt nghiệp cấp ba đối với người lái phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước đúng không? (Hình từ Internet)

Không bố trí báo hiệu trong vùng hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước được không?

Theo Điều 7 Nghị định 48/2019/NĐ-CP quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác vùng hoạt động và cung cấp dịch vui chơi, giải trí dưới nước như sau:

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác vùng hoạt động và cung cấp dịch vui chơi, giải trí dưới nước
1. Thường xuyên kiểm tra điều kiện an toàn của phương tiện, thiết bị.
2. Bố trí đầy đủ áo phao, thiết bị cứu sinh, thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
3. Chỉ được phép tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí trong khoảng thời gian theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này và phải có phương án bảo đảm an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
4. Tập huấn, hướng dẫn kỹ năng an toàn cho người tham gia hoạt động vui chơi, giải trí.
5. Không đưa phương tiện vào hoạt động khi không đảm bảo các điều kiện an toàn theo quy định.
6. Không cho phép người lái phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước điều khiển phương tiện ra khỏi vùng hoạt động đã được quy định.
7. Có cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan khi cung cấp dịch vụ; khuyến cáo những trường hợp không được tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước.
8. Bố trí khu vực bến, bãi neo đậu cho các phương tiện; các phương tiện vui chơi, giải trí chỉ được phép neo đậu ở những nơi quy định.
9. Bố trí báo hiệu theo quy định; trường hợp không bố trí báo hiệu thì phải bố trí phao và cờ hiệu như sau:
a) Đường kính phao tối thiểu là 50 cm, cờ hiệu 50 x 60 cm;
b) Khoảng cách giữa hai phao hoặc cờ hiệu là 10 m.

Như vậy, không nhất thiết phải bố trí báo hiệu trong vùng hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước. Trường hợp không bố trí báo hiệu thì phải bố trí phao và cờ hiệu theo quy định trên.

Có mấy loại vùng hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước?

Tại Điều 5 Nghị định 48/2019/NĐ-CP quy định vùng hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước như sau:

Vùng hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước
1. Vùng hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước gồm 02 vùng:
a) Vùng 1: Là vùng nước trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển hoặc khu vực hàng hải;
b) Vùng 2: Là vùng nước khác không thuộc vùng 1, được đánh dấu, xác định vị trí bằng phao hoặc cờ hiệu có màu sắc dễ quan sát.
2. Thời gian tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước
Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này quyết định khoảng thời gian trong ngày được phép tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí tại vùng 1; cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này quy định khoảng thời gian trong ngày được phép tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí tại vùng 2.

Như vậy, có 02 loại vùng hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước là vùng 1 và vùng 2 được quy định như trên.

Trân trọng!

Giải trí dưới nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giải trí dưới nước
Hỏi đáp pháp luật
Bắt buộc phải tốt nghiệp cấp ba đối với người lái phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giải trí dưới nước
Phan Hồng Công Minh
626 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giải trí dưới nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giải trí dưới nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào