Kiến thức môn hoá học về nguyên tố nhóm IA trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông có nội dung và yêu cầu gì?
- 1. Nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về nguyên tố nhóm IA trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông ra sao?
- 2. Kiến thức môn hoá học về nguyên tố nhóm IIA trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông có nội dung và yêu cầu là gì?
- 3. Nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về đại cương về sơ lược về dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất trong chương trình trung học phổ thông như thế nào?
1. Nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về nguyên tố nhóm IA trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông ra sao?
Căn cứ Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn hoá học ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 24/12/2022) quy định kiến thức môn hoá học về nguyên tố nhóm IA trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông có nội dung và yêu cầu như sau:
TT |
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
|
21 |
Nguyên tố nhóm IA và nhóm IIA. |
Đơn chất nguyên tố nhóm IA |
- Nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IA. - Nêu được một số tính chất vật lý của kim loại kiềm (nhiệt độ nóng chảy thấp, lượng riêng nhỏ và độ cứng thấp). - Giải thích được nguyên nhân kim loại nhóm IA có tính khử mạnh hơn so với các nhóm kim loại khác. - Nêu được kim loại nhóm IA có tính khử mạnh hơn so với các nhóm kim loại khác. Viết phương trình phản ứng khi cho kim loại kiềm phản ứng với nước. - Thông qua mô tả thí nghiệm (hoặc quan sát qua video), nêu được hiện tượng, viết phương trình phản ứng khi cho kim loại kiềm phản ứng với nước, chlorine và oxygen. - Trình bày được cách bảo quản kim loại nhóm IA. - Giải thích được trạng thái tồn tại của nguyên tố nhóm IA trong tự nhiên. - Nêu được trạng thái tồn tại của nguyên tố nhóm IA trong tự nhiên. |
Một số ứng dụng và quá trình liên quan đến hợp chất nhóm IA |
- Nêu được khả năng tan trong nước của các hợp chất nhóm IA. - Thực hiện được thí nghiệm (hoặc qua quan sát video thí nghiệm) phân biệt các ion Li+, Na+, K+ bằng màu ngọn lửa. - Tìm hiểu và trình bày được ứng dụng của sodium chloride. - Trình bày được các ứng dụng phổ biến của sodium hydrogen carbonate (natri hiđrocacbonat), sodium carbonate (natri cacbonat). |
2. Kiến thức môn hoá học về nguyên tố nhóm IIA trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông có nội dung và yêu cầu là gì?
Tại Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn hoá học ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 24/12/2022) quy định nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về nguyên tố nhóm IIA trong chương trình trung học phổ thông như sau:
TT |
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
|
21 |
Nguyên tố nhóm IA và nhóm IIA. |
Tính chất cơ bản của một số loại hợp chất nhóm IIA |
- Nêu được khả năng tan trong nước của các muối carbonate, sulfate, nitrate nhóm IIA. - Thực hiện được thí nghiệm/quan sát video so sánh định tính độ tan giữa calcium sulfate và barium sulfate từ phản ứng của calcium chloride, barium chloride với dung dịch Na2SO4. - Thực hiện được thí nghiệm/quan sát video kiểm tra sự có mặt từng ion riêng biệt Ca2+, Ba2+, SO42-, CO32- trong dung dịch. |
Một số ứng dụng của nguyên tố nhóm IIA và hợp chất của chúng | - Nêu được ứng dụng của kim loại dạng nguyên chất, hợp kim; ứng dụng của đá vôi, vôi, nước vôi, thạch cao, khoáng vật apatite,... dựa trên một số tính chất hoá học và vật lí của chúng; vai trò một số hợp chất của calcium trong cơ thể con người. |
3. Nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về đại cương về sơ lược về dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất trong chương trình trung học phổ thông như thế nào?
Theo Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn hoá học ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 24/12/2022) quy định nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về sơ lược về dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất trong chương trình trung học phổ thông như sau:
TT |
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
|
22 |
Sơ lược về dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất |
Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất |
- Nêu được đặc điểm cấu hình electron của nguyên tử kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất (từ Sc đến Cu). - Trình bày được một số tính chất vật lí của kim loại chuyển tiếp (nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, độ dẫn điện và dẫn nhiệt, độ cứng) và ứng dụng của kim loại chuyển tiếp ứng từ các tính chất đó. - Nêu được xu hướng có nhiều số oxi hoá của nguyên tố chuyển tiếp. - Nêu được các trạng thái oxi hoá phổ biến, cấu hình electron, màu sắc đặc trưng của một số ion kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất. - Viết được phương trình phản ứng minh hoạ tính chất cơ bản của hợp chất Fe(II) (tính khử), Fe(III) (tính oxi hoá). - Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm xác định hàm lượng muối Fe(II) bằng dung dịch thuốc tím. - Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm kiểm tra sự có mặt từng ion riêng biệt: Cu2+, Fe3+ |
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trung học phổ thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?