Quy trình thành lập doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập?
- Quy trình thành lập doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập được quy định ra sao?
- Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm những nội dung nào?
- Đăng ký doanh nghiệp và thời điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định ra sao ?
Quy trình thành lập doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy trình thành lập doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập như sau:
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập 03 bộ Hồ sơ gốc đề nghị thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 23/2022/NĐ-CP và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định.
- Sau khi nhận đủ Hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành (trong trường hợp doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính (trong trường hợp doanh nghiệp do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập).
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ, các cơ quan liên quan gửi văn bản tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi quản lý đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và lập báo cáo thẩm định.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định và gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu.
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoàn thiện Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương thành lập doanh nghiệp.
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu ra quyết định thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương.
Việc thành lập doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thực hiện theo quy trình nào? (Hình từ Internet)
Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm những nội dung nào?
Căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm những nội dung sau :
Quyết định thành lập doanh nghiệp
Quyết định thành lập doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên doanh nghiệp, bao gồm tên đầy đủ bằng tiếng Việt, tên bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt (nếu có).
2. Loại hình doanh nghiệp.
3. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
4. Nhiệm vụ do Nhà nước giao; ngành, nghề kinh doanh.
5. Vốn điều lệ.
6. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý điều hành của doanh nghiệp.
7. Tên, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có).
8. Tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty con, công ty liên kết (nếu có).
Như vậy, quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm những nội dung như sau:
Tên doanh nghiệp; Loại hình doanh nghiệp; Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; Nhiệm vụ do Nhà nước giao; ngành, nghề kinh doanh; Vốn điều lệ; Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý điều hành của doanh nghiệp; Tên, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có); Tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty con, công ty liên kết (nếu có).
Đăng ký doanh nghiệp và thời điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định ra sao ?
Tại Điều 12 Nghị định 23/2022/NĐ-CP Đăng ký doanh nghiệp và thời điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định như sau:
- Sau khi có quyết định thành lập doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
- Doanh nghiệp tiến hành các thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và có quyền kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh các ngành, nghề đó kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?