Bị xử phạt như thế nào nếu cá nhân chế tạo hơn 100kg pháo nổ?

Chào ban biên tập, tôi có đọc tin tức và biết được có một cá nhân chế tạo hơn 100kg pháo nổ bán kiếm lời. Ban biên tập cho tôi hỏi, trường hợp cá nhân chế tạo hơn 100kg pháo nổ bị xử phạt như thế nào? Nếu người đó mới 17 tuổi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi trên không? Mong ban biên tập giải đáp giúp tôi, tôi cảm ơn.

Cá nhân chế tạo hơn 100kg pháo nổ bị xử phạt như thế nào?

Tại Khoản 2 Điều 190 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm như sau:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;
e) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;
g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;
h) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
i) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;
k) Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;
l) Tái phạm nguy hiểm.

Như vậy, nếu cá nhân có hành vi sản xuất 100kg pháo nổ thì có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm theo quy định. Mức phạt cụ thể như thế nào phụ thuộc vào kết luận của cơ quan điều tra và quyết định của Tòa án.

Bị xử phạt như thế nào nếu cá nhân chế tạo hơn 100kg pháo nổ?

Bị xử phạt như thế nào nếu cá nhân chế tạo hơn 100kg pháo nổ? (Hình từ Internet)

Cá nhân 17 tuổi chế tạo hơn 100kg pháo nổ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tại Khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:

2. Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;

Theo đó, trường hợp cá nhân 17 tuổi có hành vi sản xuất pháo nổ nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Sử dụng pháo nổ trái phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
b) Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam;
d) Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ;
đ) Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
e) Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị;
h) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;
k) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Theo quy định nêu trên thì người nào có hành vi sử dụng pháo nổ trái phép thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Pháo nổ
Nguyễn Hữu Vi
1,785 lượt xem
Pháo nổ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Pháo nổ
Hỏi đáp pháp luật
Bị xử phạt như thế nào nếu cá nhân chế tạo hơn 100kg pháo nổ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Pháo nổ có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào