Kiến thức môn hoá học về cân bằng hoá học trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông có nội dung và yêu cầu như thế nào?
- 1. Nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về cân bằng hoá học trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông ra sao?
- 2. Kiến thức môn hoá học về Nitrogen và Sulfur trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông có nội dung và yêu cầu là gì?
- 3. Nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về đại cương về hoá học hữu cơ trong chương trình trung học phổ thông như thế nào?
1. Nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về cân bằng hoá học trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông ra sao?
Tại Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn hoá học ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 24/12/2022) quy định nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về cân bằng hoá học trong chương trình trung học phổ thông như sau:
TT |
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
|
9 |
Cân bằng hoá học |
Khái niệm về cân bằng hoá học |
- Trình bày được khái niệm phản ứng thuận nghịch và trạng thái cân bằng của một phản ứng thuận nghịch. - Vận dụng được nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier để giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ, áp suất đến cân bằng hoá học. |
Cân bằng trong dung dịch nước |
- Nêu được khái niệm sự điện li, chất điện li, chất không điện li. - Trình bày được thuyết Brønsted - Lowry về acid - base. - Nêu được khái niệm và ý nghĩa của pH trong thực tiễn (liên hệ giá trị pH ở các bộ phận trong cơ thể với sức khoẻ con người, pH của đất, nước tới sự phát triển của động thực vật,...). - Viết được biểu thức tính pH (pH = -lg[H+] hoặc [H+] = 10-pH) và biết cách sử dụng các chất chỉ thị để xác định pH (môi trường acid, base, trung tính) bằng các chất chỉ thị phổ biến như giấy chỉ thị màu, quỳ tím, phenolphthalein,... |
2. Kiến thức môn hoá học về Nitrogen và Sulfur trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông có nội dung và yêu cầu là gì?
Căn cứ Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn hoá học ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 24/12/2022) quy định kiến thức môn hoá học về Nitrogen và Sulfur trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông có nội dung và yêu cầu như sau:
TT |
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
|
10 |
Nitrogen và Sulfur |
Đơn chất nitơ (nitrogen) |
- Nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nitrogen. - Giải thích được tính trơ của đơn chất nitơ ở nhiệt độ thường do có liên kết ba bền vững. - Trình bày được phản ứng của đơn chất nitơ ở nhiệt độ cao với hydrogen, oxygen. Liên hệ được quá trình tạo và cung cấp nitrate (nitrat) cho đất từ nước mưa. - Trình bày được các ứng dụng của đơn chất nitơ khí và lỏng trong sản xuất, trong hoạt động nghiên cứu. |
Ammonia và một số hợp chất ammonium |
- Mô tả được công thức Lewis và hình học của phân tử ammonia. Viết được CTPT, CTCT của NH3 - Dựa vào đặc điểm cấu tạo của phân tử ammonia, giải thích được tính chất vật lí (tính tan), tính chất hoá học (tính base, tính khử). Viết được phương trình hoá học minh hoạ. - Viết được phương trình hoá học minh hoạ NH3 có tính base, tính khử. - Vận dụng được kiến thức về cân bằng hoá học, tốc độ phản ứng cho phản ứng tổng hợp ammonia từ nitơ và hydrogen. - Trình bày được tính chất cơ bản của muối ammonium (dễ tan và phân li, chuyển hoá thành ammonia trong kiềm, dễ bị nhiệt phân) và nhận biết được ion ammonium trong dung dịch. - Trình bày được ứng dụng của ammonia (chất làm lạnh; sản xuất phân bón như: đạm, ammophos; sản xuất nitric acid; làm dung môi...); của ammonium nitrate và một số muối ammonium tan như: phân đạm, phân ammophos... - Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm nhận biết được ion ammonium trong phân đạm chứa ion ammonium. |
||
Lưu huỳnh và sulfur dioxide |
- Nêu được các trạng thái tự nhiên của nguyên tố sulfur. - Trình bày được tính chất vật lí, hoá học cơ bản và ứng dụng của lưu huỳnh đơn chất. - Quan sát video thí nghiệm chứng minh lưu huỳnh đơn chất vừa có tính oxi hoá (tác dụng với kim loại), vừa có tính khử (tác dụng với oxygen). Viết được phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm trên. - Trình bày được tính oxi hoá (tác dụng với hydrogen sulfide) và tính khử (tác dụng với oxygen) và ứng dụng của sulfur dioxide (khả năng tẩy màu, diệt nấm mốc,...). - Trình bày được sự hình thành sulfur dioxide do tác động của con người, tự nhiên, tác hại của sulfur dioxide và một số biện pháp làm giảm thiểu lượng sulfur dioxide thải vào không khí. |
||
Sulfuric acid và muối sulfate |
- Trình bày được tính chất vật lí, cách pha loãng và nguyên tắc xử lí sơ bộ khi bỏng acid H2SO4. - Trình bày được cấu tạo H2SO4; tính chất hoá học cơ bản, ứng dụng của sulfuric acid loãng, sulfuric acid đặc và những lưu ý khi sử dụng sulfuric acid. - Thực hiện/xem video được một số thí nghiệm chứng minh tính oxi hoá mạnh và tính háo nước của sulfuric acid đặc (với đồng, da, than, giấy, đường, gạo,...). - Nêu được điều kiện thực hiện, viết được các phản ứng xảy ra trong quá trình sản xuất acid H2SO4. - Nêu được ứng dụng của một số muối sulfate quan trọng: barium sulfate (bari sunfat), ammonium sulfate (amoni sunfat), calcium sulfate (canxi sunfat), magnesium sulfate (magie sunfat) và nhận biết được ion SO42- trong dung dịch bằng ion Ba2+. |
3. Nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về đại cương về hoá học hữu cơ trong chương trình trung học phổ thông như thế nào?
Theo Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn hoá học ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 24/12/2022) quy định nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về hoá học hữu cơ trong chương trình trung học phổ thông như sau:
TT |
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
|
11 |
Đại cương về hoá học hữu cơ. |
Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ |
- Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ; đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ. - Phân loại được hợp chất hữu cơ (hydrocarbon và dẫn xuất). - Nêu được khái niệm nhóm chức và một số loại nhóm chức cơ bản. |
Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ |
- Nêu được nguyên tắc và cách thức tiến hành các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ: chưng cất, chiết, kết tinh. - Thực hiện được các thí nghiệm về chưng cất thường, chiết. |
||
Công thức phân tử hợp chất hữu cơ |
- Nêu được khái niệm về công thức phân tử hợp chất hữu cơ. - Lập được công thức phân tử hợp chất hữu cơ từ dữ liệu phân tích nguyên tố và phân tử khối. |
||
Cấu tạo hoá học hợp chất hữu cơ |
- Trình bày được nội dung thuyết cấu tạo hoá học trong hoá học hữu cơ. - Giải thích được hiện tượng đồng phân trong hoá học hữu cơ. - Nêu được khái niệm chất đồng đẳng và dãy đồng đẳng. - Viết được công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ đơn giản (công thức cấu tạo đầy đủ, công thức cấu tạo thu gọn). - Nêu được chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể của các hợp chất hữu cơ. |
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?