Kiến thức môn vật lý về vật lí hạt nhân và phóng xạ trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông có nội dung và yêu cầu gì?
- 1. Nội dung và yêu cầu kiến thức môn vật lý về vật lí hạt nhân và phóng xạ trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông ra sao?
- 2. Kiến thức môn hoá học về nhập môn hoá học trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông có nội dung và yêu cầu là gì?
- 3. Nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về cấu tạo nguyên tử trong chương trình trung học phổ thông như thế nào?
1. Nội dung và yêu cầu kiến thức môn vật lý về vật lí hạt nhân và phóng xạ trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông ra sao?
Tại Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn vật lý ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 24/12/2022) quy định nội dung và yêu cầu kiến thức môn vật lý về vật lí hạt nhân và phóng xạ trong chương trình trung học phổ thông như sau:
TT |
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
|
15 |
Vật lí hạt nhân và phóng xạ |
Cấu trúc hạt nhân |
- Rút ra được sự tồn tại và đánh giá được kích thước của hạt nhân từ phân tích kết quả thí nghiệm tán xạ hạt α. - Biểu diễn được kí hiệu hạt nhân của nguyên tử bằng số nucleon và số proton. - Mô tả được mô hình đơn giản của nguyên tử gồm proton, neutron và electron. |
Độ hụt khối và năng lượng liên kết hạt nhân |
- Viết được đúng phương trình phân rã hạt nhân đơn giản. - Thảo luận hệ thức E = mc2, nêu được liên hệ giữa khối lượng và năng lượng. - Nêu được mối liên hệ giữa năng lượng liên kết riêng và độ bền vững của hạt nhân. - Nêu được sự phân hạch và sự tổng hợp hạt nhân. - Thảo luận để đánh giá được vai trò của một số ngành công nghiệp hạt nhân trong đời sống. |
||
Sự phóng xạ và chu kì bán rã |
- Nêu được bản chất tự phát và ngẫu nhiên của sự phân rã phóng xạ. - Định nghĩa được độ phóng xạ, hằng số phóng xạ và vận dụng được liên hệ H = λN. - Vận dụng được công thức x = x0e-λt, với x là độ phóng xạ, số hạt chưa phân rã hoặc tốc độ số hạt đếm được. - Định nghĩa được chu kì bán rã. - Mô tả được sơ lược một số tính chất của các phóng xạ α, β và γ. - Nhận biết được dấu hiệu vị trí có phóng xạ thông qua các biển báo. - Nêu được các nguyên tắc an toàn phóng xạ; tuân thủ quy tắc an toàn phóng xạ. |
2. Kiến thức môn hoá học về nhập môn hoá học trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông có nội dung và yêu cầu là gì?
Căn cứ Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn hoá học ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 24/12/2022) quy định kiến thức môn hoá học về nhập môn hoá học trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông có nội dung và yêu cầu như sau:
TT |
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
|
1 |
Mở đầu |
Nhập môn hoá học |
- Nêu được đối tượng nghiên cứu của hoá học. - Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học. - Nêu được vai trò của hoá học đối với đời sống, sản xuất,... |
3. Nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về cấu tạo nguyên tử trong chương trình trung học phổ thông như thế nào?
Theo Phụ lục I Khối lượng kiến thức môn hoá học ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 24/12/2022) quy định nội dung và yêu cầu kiến thức môn hoá học về cấu tạo nguyên tử trong chương trình trung học phổ thông như sau:
TT |
Nội dung |
Yêu cầu cần đạt |
|
2 |
Cấu tạo nguyên tử |
Các thành phần của nguyên tử |
- Trình bày được thành phần của nguyên tử (nguyên tử vô cùng nhỏ; nguyên tử gồm 2 phần: hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử; hạt nhân tạo nên bởi các hạt proton (p), neutron (n); Lớp vỏ tạo nên bởi các electron (e); điện tích, khối lượng mỗi loại hạt). - So sánh được khối lượng của electron với proton và neutron, kích thước của hạt nhân với kích thước nguyên tử. |
Nguyên tố hoá học |
- Trình bày được khái niệm về nguyên tố hoá học, số hiệu nguyên tử và kí hiệu nguyên tử. - Phát biểu được khái niệm đồng vị, nguyên tử khối. - Tính được nguyên tử khối trung bình (theo amu) dựa vào khối lượng nguyên tử và phần trăm số nguyên tử của các đồng vị theo phổ khối lượng được cung cấp. |
||
Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử |
- Trình bày được mô hình của Rutherford - Bohr với mô hình hiện đại mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử. - Trình bày được khái niệm lớp, phân lớp electron và mối quan hệ về số lượng phân lớp trong một lớp. - Viết được cấu hình electron nguyên tử theo lớp, phân lớp electron và theo ô orbital khi biết số hiệu nguyên tử Z của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. - Dựa vào đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử dự đoán được tính chất hoá học cơ bản (kim loại hay phi kim) của nguyên tố tương ứng. |
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?