Được nhận nhuận bút bao nhiêu phần trăm so với chi phí sản xuất khi làm họa sĩ chính của phim hoạt hình?

Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề cần được giải đáp. Tôi là họa sĩ chuyên vẽ tranh theo phong cách anime. Có một hãng phim hoạt hình muốn tôi làm họa sĩ chính cho tác phẩm điện ảnh của họ thì cho tôi hỏi tôi sẽ được nhận nhuận bút là bao nhiêu phần trăm? Ngoài khoản nhuận bút kia ra thì tôi có được nhận nhuận bút khuyến khích không? Rất mong được Ban biên tập giải đáp, tôi cảm ơn.

Họa sĩ chính của phim hoạt hình được nhận nhuận bút bao nhiêu phần trăm so với chi phí sản xuất?

Tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định nhuận bút đối với tác phẩm điện ảnh như sau:

Nhuận bút đối với tác phẩm điện ảnh
Nhuận bút đối với tác phẩm điện ảnh (phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim phóng sự, phim hoạt hình), không phân biệt vật liệu ghi hình, căn cứ vào thể loại, chất lượng, được trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm điện ảnh theo tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí sản xuất được duyệt như sau:

Phim hoạt hình

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định giải thích từ ngữ như sau:

Giải thích từ ngữ
1. Nhuận bút là khoản tiền do tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm (sau đây gọi là bên sử dụng tác phẩm) trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm được khai thác, sử dụng.

Như vậy, theo quy định trên họa sĩ chính của phim hoạt hình được trả nhuận bút từ 2,70 – 3,70 % chi phí sản xuất phim hoạt hình.

họa sĩ phim hoạt hình

Họa sĩ chính của phim hoạt hình được nhận nhuận bút bao nhiêu phần trăm so với chi phí sản xuất? (Hình từ Internet)

Họa sĩ chính của phim hoạt hình có được nhận thêm nhuận bút khuyến khích không?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định những quy định khác về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh như sau:

Những quy định khác về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh
1. Trường hợp chuyển thể từ tác phẩm văn học, sân khấu và các loại hình tác phẩm thể hiện dưới hình thức tương tự khác sang kịch bản điện ảnh thì biên kịch chuyển thể hưởng từ 60% đến 70% mức nhuận bút biên kịch của tác phẩm cùng thể loại quy định tại Điều 5 Nghị định này, phần còn lại được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm chuyển thể.
2. Tác giả tác phẩm điện ảnh dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số được hưởng thêm nhuận bút khuyến khích bằng 5% đến 10% mức nhuận bút của tác phẩm cùng thể loại.
3. Bên sử dụng tác phẩm trả thù lao cho diễn viên điện ảnh và nhuận bút, thù lao cho các chức danh nghề nghiệp thuộc các trường hợp khác chưa được quy định tại Điều 5 Nghị định này thông qua hợp đồng thỏa thuận.
4. Trường hợp tác phẩm điện ảnh có chi phí sản xuất cao do các yêu cầu đặc biệt của thiết bị, vật liệu hoặc chi phí lớn khi quay bối cảnh tại nước ngoài, thì mức nhuận bút, thù lao cao nhất không quá 2 lần mức nhuận bút, thù lao của tác phẩm điện ảnh có chi phí sản xuất bình quân được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Do đó, theo quy định trên nếu như tác phẩm phim hoạt hình dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số thì họa sĩ chính sẽ được hưởng thêm nhuận bút khuyết khích bằng 5% đến 10% mức nhuận bút của tác phẩm phim hoạt hình.

Trả nhuận bút có những nguyên tắc nào?

Tại Điều 4 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao như sau:

Nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao
1. Nhuận bút, thù lao được trả trên cơ sở thỏa thuận giữa bên sử dụng tác phẩm và tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trường hợp tác phẩm do Nhà nước đặt hàng, đấu thầu thì nhuận bút, thù lao được trả theo hợp đồng đặt hàng, đấu thầu.
2. Mức nhuận bút, thù lao được xác định căn cứ vào loại hình, chất lượng, số lượng, hình thức khai thác, sử dụng và hiệu quả kinh tế, xã hội của tác phẩm.
3. Việc phân chia nhuận bút, thù lao giữa các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo thỏa thuận hoặc mức độ đóng góp trong việc sáng tạo tác phẩm.
4. Nhuận bút khuyến khích được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số; tác giả là người Việt Nam sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người dân tộc Kinh sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số này sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số khác hoặc sáng tạo tác phẩm trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm và những trường hợp đặc biệt khác.
5. Trường hợp tác phẩm gốc được sử dụng làm tác phẩm phái sinh thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm gốc được hưởng một phần trên tổng số nhuận bút khi tác phẩm phái sinh được khai thác, sử dụng.
6. Tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước lập dự toán, thanh toán và quyết toán kinh phí trả nhuận bút, thù lao trong phạm vi nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước và các nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp, thu từ việc cho phép sử dụng các tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước được giao cho đơn vị quản lý, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những nguyên tắc trả nhuận bút mà pháp luật quy định.

Trân trọng!

Chi phí
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chi phí
Hỏi đáp pháp luật
Được nhận nhuận bút bao nhiêu phần trăm so với chi phí sản xuất khi làm họa sĩ chính của phim hoạt hình?
Hỏi đáp pháp luật
Nhân công trực tiếp để thực hiện dịch vụ sự nghiệp công thông tin duyên hải có cách xác định chi phí như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thanh toán kinh phí hỗ trợ cho người học nâng cao năng lực là giảng viên, cán bộ quản lý đại học tại Kho bạc Nhà nước được kiểm soát như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chi phí
1,194 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào