Tại TP. Hồ Chí Minh, việc rà soát, bổ sung, sửa đổi hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm cơ sở thực hành tiết kiệm chống lãng phí như thế nào?

Rà soát, bổ sung, sửa đổi hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm cơ sở thực hành tiết kiệm chống lãng phí tại TP. Hồ Chí Minh như thế nào? Tập trung tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện trên một số lĩnh vực trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại TP. Hồ Chí Minh? Thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại TP. Hồ Chí Minh như thế nào? Nhờ anh chị tư vấn.

Rà soát, bổ sung, sửa đổi hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm cơ sở thực hành tiết kiệm chống lãng phí tại TP. Hồ Chí Minh như thế nào?

Tại Tiểu mục II Mục C Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 ban hành kèm theo Quyết định 2538/QĐ-UBND về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành có quy định như sau:

C. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
...
II. Rà soát, bổ sung, sửa đổi hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm cơ sở thực hành tiết kiệm chống lãng phí
1. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, doanh nghiệp nhà nước thực hiện rà soát các định mức, tiêu chuẩn, chế độ; định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu; định mức khai thác và sử dụng máy móc, thiết bị; đơn giá tiền lương trong các lĩnh vực quản lý để đề xuất sửa đổi, bổ sung ban hành theo đúng thẩm quyền; thực hiện nghiêm các định mức, tiêu chuẩn, chế độ đã ban hành; công khai định mức, tiêu chuẩn, chế độ, định mức kinh tế - kỹ thuật nhằm tạo điều kiện cho việc giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; trong đó tập trung vào các lĩnh vực như: quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ, công trình phúc lợi, dịch vụ công cộng và tài sản công khác; khai thác, quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
2. Các cơ quan, đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính cần rà soát lại Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị mình để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí.

Theo đó, các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, doanh nghiệp nhà nước thực hiện rà soát các định mức, tiêu chuẩn, chế độ; định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu. Các cơ quan, đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính cần rà soát lại Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị mình để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí.

chống lãng phí

Rà soát, bổ sung, sửa đổi hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm cơ sở thực hành tiết kiệm chống lãng phí tại TP. Hồ Chí Minh như thế nào? (Hình từ Internet)

Tập trung tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện trên một số lĩnh vực trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại TP. Hồ Chí Minh?

Tại Tiểu mục III Mục C Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 ban hành kèm theo Quyết định 2538/QĐ-UBND về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành có quy định như sau:

C. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
...
III. Tập trung tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện trên một số lĩnh vực
1. Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố trong công tác tổ chức điều hành dự toán ngân sách nhà nước được chủ động, chặt chẽ, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách. Hướng dẫn các đơn vị tăng cường giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước, đề cao trách nhiệm giải trình về ngân sách nhà nước.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện đúng các quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành tạo cơ sở pháp lý đồng bộ và rõ ràng cho hoạt động đầu tư công. Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính trong việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho từng chương trình, dự án cụ thể trước khi báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét khi thực hiện trình tự, thủ tục trình quyết định chủ trương đầu tư theo quy định hiện hành. Tăng cường đấu thầu rộng rãi, công khai theo quy định của Luật Đấu thầu; nâng cao chất lượng công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, bảo đảm lựa chọn nhà thầu có đầy đủ năng lực thực hiện dự án theo đúng tiến độ quy định; nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác giám sát các dự án đầu tư của nhà nước. Tiếp tục rà soát các quy định của pháp luật về ngân sách, đầu tư, xây dựng, có nhiều vướng mắc, cần tiếp tục được sửa đổi, bổ sung, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định nhằm tháo gỡ kịp thời các rào cản khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công.
3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Luật Quản lý nợ công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn, góp phần đảm bảo nền tài chính an toàn, bền vững và ổn định kinh tế vĩ mô.
Các Ban Quản lý dự án ODA đăng ký kế hoạch vay, trả nợ hàng năm phải sát với tình hình triển khai thực hiện của các dự án. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các Ban Quản lý dự án ODA rà soát chặt chẽ nhu cầu vốn của các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; thường xuyên theo dõi tiến độ giải ngân, tham mưu các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải ngân để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
4. Các Sở, ban ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện tích cực tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật liên quan đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi vi phạm.
Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với đơn vị liên quan thực hiện kiểm tra, rà soát trụ sở làm việc, nhà công vụ có để bố trí và sử dụng hợp lý, đúng đối tượng, định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện tập trung đôn đốc, đẩy mạnh khai thác nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển nhượng nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước qua xử lý, sắp xếp theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ; rà soát, sắp xếp các địa chỉ nhà đất hiện do các doanh nghiệp công ích của thành phố Thủ Đức và các quận - huyện quản lý để đưa ra bán đấu giá; xác định danh mục các dự án đầu tư sử dụng nguồn thu này để báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định bổ sung cho ngân sách quận, huyện.
5. Sở Quy hoạch - Kiến trúc tham mưu việc triển khai thực hiện Luật Quy hoạch và các văn bản hướng dẫn, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành, quy hoạch phát triển đô thị, làm căn cứ xây dựng các chương trình và kế hoạch đầu tư trung và dài hạn.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất đai đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; xử lý thu hồi các khu đất sử dụng sai mục đích, không đúng công năng, lãng phí, kém hiệu quả để đưa ra bán đấu giá thu tiền nộp ngân sách thành phố hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố phương án xử lý phù hợp. Kiểm soát chặt chẽ các loại hình đầu tư liên quan đến đất đai, tránh tình trạng thất thoát, lãng phí.
7. Các Sở, ban ngành kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cho vay, sử dụng vốn của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, đảm bảo việc sử dụng vốn tại các quỹ đúng mục đích và hiệu quả. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, công khai trong xây dựng, thực hiện kế hoạch tài chính của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan.
8. Các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn nhà nước tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao chất lượng quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; nghiêm túc thực hiện quy định về minh bạch, công khai thông tin hoạt động.
Sở Tài chính phối hợp các sở, ban ngành chức năng tăng cường giám sát đối với các doanh nghiệp nhà nước trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực nhà nước giao; kiên quyết xử lý các doanh nghiệp vi phạm pháp luật, làm thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước
Đẩy mạnh thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát tài sản nhà nước.
9. Các Sở, ban ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động công vụ; quán triệt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII nhằm đẩy mạnh việc tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị; thường xuyên đào tạo nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
Giao Sở Nội vụ tổng hợp tình hình thực hiện việc tinh giản biên chế tại các cơ quan, đơn vị, việc tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW vào báo cáo thực hành, tiết kiệm chống lãng phí hàng năm để gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.

Việc tập trung tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện trên một số lĩnh vực trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại TP. Hồ Chí Minh được quy định tại Tiểu mục III Mục C Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 ban hành kèm theo Quyết định 2538/QĐ-UBND.

Thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại TP. Hồ Chí Minh như thế nào?

Tại Tiểu mục IV Mục C Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 ban hành kèm theo Quyết định 2538/QĐ-UBND về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành có quy định như sau:

C. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
...
IV. Thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
1. Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện các quy định về công khai, minh bạch để tạo điều kiện cho việc kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phải thực hiện công khai theo đúng quy định của pháp luật, tập trung thực hiện công khai việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính được giao theo quy định nhằm góp phần đảm bảo thực thi quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của công dân; công khai mua sắm, sử dụng trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại; công khai quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ, công trình phúc lợi công cộng và các tài sản khác trong cơ quan, đơn vị, tổ chức; công khai thông tin về nợ công và các nội dung đầu tư công theo quy định pháp luật. Thực hiện hình thức công khai trên trang thông tin điện tử nhằm nâng cao hiệu quả và tiết kiệm ngân sách.
3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố phải tuyên truyền mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả hoạt động của thanh tra nhân dân, qua đó phát huy sức mạnh tập thể trong công tác giám sát việc thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đẩy mạnh việc thực hiện giám sát đầu tư cộng đồng qua Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời tăng cường vai trò của người dân trong việc theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư. Qua quá trình giám sát nhằm phát hiện, kiến nghị về các việc làm vi phạm các quy định về quản lý đầu tư để kịp thời ngăn chặn và xử lý các việc làm sai quy định, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản nhà nước.

Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện các quy định về công khai, minh bạch để tạo điều kiện cho việc kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Trân trọng!

Lãng phí
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Lãng phí
Hỏi đáp pháp luật
Tại TP. Hồ Chí Minh, chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí trọng quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tại TP. Hồ Chí Minh, việc rà soát, bổ sung, sửa đổi hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm cơ sở thực hành tiết kiệm chống lãng phí như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tại TP. Hồ Chí Minh, mục tiêu Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lãng phí
Huỳnh Minh Hân
685 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Lãng phí

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lãng phí

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào