Tại TP. Hồ Chí Minh, chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí trọng quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước như thế nào?
- Chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh như thế nào?
- Chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công tại TP. Hồ Chí Minh như thế nào?
- Chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chương trình mục tiêu tại TP. Hồ Chí Minh như thế nào?
Chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh như thế nào?
Tại Tiểu mục 1 Mục B Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 ban hành kèm theo Quyết định 2538/QĐ-UBND về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành có quy định như sau:
B. CHỈ TIÊU TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG CÁC LĨNH VỰC
...
1. Trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước
a) Tiếp tục thực hiện nghiêm quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn Luật trong tất cả các khâu: lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng, kiểm soát chi và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước.
- Việc lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán kinh phí ngân sách nhà nước phải đúng thẩm quyền, trình tự, nội dung, đối tượng và thời gian theo quy định; đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ, đảm bảo công bằng công khai, minh bạch. Việc lập, thẩm định, xét duyệt quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực về quyết toán ngân sách nhà nước của đơn vị mình, cấp mình và có trách nhiệm thẩm định, xét duyệt quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho cơ quan, tổ chức, trực thuộc theo đúng quy định của pháp luật.
- Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện chỉ đạo thực hiện đúng các quy định của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố về cử cán bộ lãnh đạo tham gia các đoàn công tác nước ngoài; đồng thời hạn chế tối đa các đoàn tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm nước ngoài chưa thực sự cần thiết.
b) Các cơ quan, đơn vị tổ chức điều hành chi ngân sách nhà nước theo dự toán được giao; đảm bảo chi ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả; trong đó lưu ý:
- Triệt để tiết kiệm các khoản chi ngân sách; rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết; hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, lễ hội, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài đảm bảo phục vụ yêu cầu công tác và phù hợp với diễn biến của dịch bệnh Covid-19, dành nguồn lực phòng, chống, khắc phục hậu quả của dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu và thực hiện cải cách chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW và Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
- Thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định; chủ động sắp xếp các khoản chi trong phạm vi dự toán được giao, hạn chế đề nghị bổ sung ngân sách ngoài dự toán đầu năm.
- Hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài, quản lý chặt chẽ đoàn ra, đoàn vào đúng người, đúng mục đích và căn cứ trên dự toán và danh mục đoàn ra, đoàn vào được phê duyệt từ đầu năm của mỗi cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
- Tiếp tục thực hiện cắt giảm 100% việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, khánh thành các công trình xây dựng cơ bản, trừ các công trình quan trọng quốc gia; công trình dự án nhóm A; công trình có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của địa phương.
- Rà soát các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý ngân sách nhà nước về khoa học và công nghệ trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả và tuân thủ theo các quy định hiện hành, đề cao tinh thần tự lực, tự cường; xây dựng rõ trọng tâm, trọng điểm nghiên cứu; ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phòng, chống dịch Covid-19. Tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ theo phương thức Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ nghiên cứu. Thực hiện công khai về nội dung thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.
- Quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Tập trung ưu tiên cho giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Đẩy mạnh cơ chế tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa nhằm thu hút các nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư cho giáo dục, đào tạo, phát triển nhân lực chất lượng cao.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực phát triển hệ thống y tế; có chính sách giám sát, nâng cao hiệu quả trong việc cung ứng trang thiết bị, thuốc và vật tư y tế; tăng cường kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh. Từng bước chuyển chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cấp trực tiếp cho cơ sở khám chữa bệnh sang hỗ trợ người tham gia bảo hiểm y tế gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế.
c) Tiếp tục thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, quyết liệt sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; hướng đến mục tiêu năm 2025 giảm tối thiểu bình quân 10% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021. Triển khai việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh được quy định tại Tiểu mục 1 Mục B Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 ban hành kèm theo Quyết định 2538/QĐ-UBND.
Chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh như thế nào? (Hình từ Internet)
Chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công tại TP. Hồ Chí Minh như thế nào?
Tại Tiểu mục 2 Mục B Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 ban hành kèm theo Quyết định 2538/QĐ-UBND về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành có quy định như sau:
B. CHỈ TIÊU TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG CÁC LĨNH VỰC
...
2. Trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công
- Triển khai các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công; tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đầu tư công đi đôi với rà soát, đánh giá toàn diện các quy định về quản lý đầu tư, xây dựng. Tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư để bảo đảm đầu tư tập trung, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán.
- Thực hiện tiết kiệm từ chủ trương đầu tư theo hướng chỉ quyết định chủ trương đầu tư các dự án có hiệu quả và phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công; chỉ đạo, đôn đốc chủ đầu tư các dự án đầu tư công có đầy đủ thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư công và các Nghị định, văn bản hướng dẫn.
- Phân bổ vốn đầu tư ngân sách nhà nước năm 2022 phù hợp với định hướng mục tiêu, kế hoạch, phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 - 2025 và thứ tự ưu tiên đã được quy định trong Luật Đầu tư công và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có liên quan, bố trí đủ dự toán chi đầu tư cho các dự án chuyển tiếp, hoàn thành trong năm 2022, vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư; bố trí vốn để thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch và nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư theo quy định. Sau khi bố trí vốn đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án, nếu còn nguồn mới bố trí cho các dự án khởi công mới, trong đó ưu tiên dự án cấp bách về phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, chương trình, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước.
- Lựa chọn dự án bảo đảm thủ tục đầu tư xây dựng để khi dự án được giao kế hoạch đầu tư vốn có thể triển khai ngay, khắc phục tình trạng dự án giao vốn nhưng không triển khai được trong khi một số dự án có nhu cầu thì không được bố trí vốn. Huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị.
- Tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư theo đúng quy định của Nhà nước, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và thời hạn giải ngân, sử dụng vốn hiệu quả. Rà soát các dự án kéo dài nhiều năm, hiệu quả đầu tư thấp để có hướng xử lý; có biện pháp hoàn tạm ứng đối với các khoản tạm ứng quá hạn, có phương án xử lý dứt điểm các khoản tạm ứng của các dự án kéo dài nhiều năm, đơn vị quản lý đã giải thể. Thực hiện đúng quy định về hoàn trả tạm ứng đối với các dự án mới thực hiện. Tăng cường công tác quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước, xử lý dứt điểm tình trạng tồn đọng quyết toán dự án hoàn thành.
Chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công tại TP. Hồ Chí Minh gồm việc triển khai các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công; tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đầu tư công đi đôi với rà soát, đánh giá toàn diện các quy định về quản lý đầu tư; thực hiện tiết kiệm từ chủ trương đầu tư theo hướng chỉ quyết định chủ trương đầu tư các dự án có hiệu quả và phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công...
Chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chương trình mục tiêu tại TP. Hồ Chí Minh như thế nào?
Tại Tiểu mục 3 Mục B Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 ban hành kèm theo Quyết định 2538/QĐ-UBND về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành có quy định như sau:
B. CHỈ TIÊU TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG CÁC LĨNH VỰC
...
3. Trong quản lý chương trình mục tiêu
- Tập trung nguồn lực thực hiện để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, Giảm nghèo bền vững và các chương trình mục tiêu đã được phê duyệt.
- Quản lý và sử dụng vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu theo đúng mục tiêu, đối tượng, nguyên tắc, tiêu chí, định mức, nội dung của Chương trình, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.
Chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chương trình mục tiêu tại TP. Hồ Chí Minh gồm việc tập trung nguồn lực thực hiện để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong Chương trình mục tiêu quốc gia và quản lý và sử dụng vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu theo đúng mục tiêu, đối tượng, nguyên tắc, tiêu chí, định mức, nội dung của Chương trình, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lương của người lao động tăng bao nhiêu khi hết thời gian thử việc?
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì? Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm những nội dung gì?