Lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi đã có tiền án
Điều 139 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
…
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Mặt khác, với việc anh T đã có 02 tiền án, chưa được xóa án tích, tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ là căn cứ để các cơ quan tiến hành tố tụng xác định là tình thiết tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm, qua đó, có ý nghĩa trong việc xác định tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc xác định là tình tiết định khung tăng năng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Như vậy, trong trường hợp nói trên, tùy vào việc xác định anh T có tình tiết tái phạm nguy hiểm hay không mà hình phạt áp dụng cho anh T có thể là khoản 1 Điều 139 hoặc khoản 2 Điều 139 Bộ luật Hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?